Cuộc họp bị trì hoãn của OPEC+ sẽ được tổ chức online

Cuộc họp bị trì hoãn của OPEC+ sẽ được tổ chức online

Nguyễn Mai Vinh

Nguyễn Mai Vinh

Junior Analyst

23:45 23/11/2023

Trên trang của OPEC+, cuộc họp bị lùi lại đến ngày 30/11 sẽ được tổ chức trực tuyến.

Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh OPEC một lần nữa phải vật lộn với tranh chấp về hạn ngạch sản lượng đối với các thành viên châu Phi. Sự bất đồng buộc tổ chức phải trì hoãn hội nghị đã lên lịch, khiến giá dầu thô giảm tới 4.9% xuống dưới 80 USD/thùng vào ngày 22/11.

Trước khi cuộc họp bị hoãn, các trader dầu mỏ kỳ vọng Saudi Arabia sẽ tuyên bố gia hạn đơn phương cắt giảm 1 triệu thùng/ngày để hỗ trợ giá giảm. Có một số dự đoán rằng Riyadh thậm chí có thể thúc đẩy các thành viên khác cùng tham gia với họ.

Bất đồng nảy sinh từ tháng 6, khi Angola, Congo và Nigeria bị Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia Abdulaziz bin Salman buộc giảm mục tiêu sản lượng cho năm 2024, phản ánh khả năng suy giảm của họ. Các nhà xuất khẩu châu Phi đã gặp nhiều khó khăn trong những năm gần đây do tình trạng thiếu đầu tư, gián đoạn hoạt động và các mỏ dầu đã cũ.

Các quốc gia miễn cưỡng chấp nhận hạn ngạch mới với lời cảnh báo sẽ được điều chỉnh cao hơn một lần nữa nếu cuộc kiểm toán độc lập của ba công ty – Rystad Energy A/S, Wood Mackenzie Ltd. và IHS – chứng minh năng lực lớn hơn. Các quan chức cho biết đánh giá đã được đệ trình, nhưng ba công ty bác bỏ kết quả.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Rủi ro đối với thị trường hàng hoá đang "nóng" hơn bao giờ hết khi căng thẳng Nga-Ukraine leo thang
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

Rủi ro đối với thị trường hàng hoá đang "nóng" hơn bao giờ hết khi căng thẳng Nga-Ukraine leo thang

Sau hơn 1,000 ngày chiến sự, thị trường dường như đã quen với khả năng leo thang trong cuộc chiến Nga-Ukraine. Tuy nhiên, các diễn biến gần đây - từ việc Kyiv sử dụng tên lửa được Mỹ cho phép để tấn công các mục tiêu tại Nga, đến việc Tổng thống Vladimir Putin cho phép sử dụng vũ khí hạt nhân để đáp trả các cuộc tấn công phi hạt nhân được hỗ trợ bởi các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân - đang đẩy xung đột lên một cấp độ đáng lo ngại.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ