Cuộc họp BoE hôm nay: Cân bằng giữa phục hồi kinh tế và lạm phát

Cuộc họp BoE hôm nay: Cân bằng giữa phục hồi kinh tế và lạm phát

Ngô Văn Thịnh

Ngô Văn Thịnh

Economic Analyst

13:30 24/06/2021

Ngân hàng Trung ương Anh có một nhiệm vụ quan trọng vào thứ Năm, cân bằng sự cần thiết trong việc giữ nền kinh tế phục hồi trong khi hạn chế lạm phát và những đồn đoán tăng lãi suất.

Cuộc họp BoE hôm nay: Cân bằng giữa phục hồi kinh tế và lạm phát
Cuộc họp BoE hôm nay: Cân bằng giữa phục hồi kinh tế và lạm phát

Trong khoảng thời gian chờ đợi đến thông báo của Ủy ban Chính sách Tiền tệ vào lúc 18:00 giờ Việt Nam, yếu tố chi phối lúc này là đà tăng giá tiêu dùng vọt lên trên mục tiêu 2% của BOE lần đầu tiên trong gần 2 năm. Đó là “đám mây đen” duy nhất trước một chân trời đầy nắng của nền kinh tế Anh quốc.

Trong khi một số ít các nhà kinh tế đã đưa ra kỳ vọng về thời điểm BOE thắt chặt chính sách tiền tệ, hàng triệu công nhân vẫn thất nghiệp hoặc đang nhận trợ cấp lao động. Điều đó khiến cả Bộ tài chính và ngân hàng trung ương muốn duy trì kích thích cho đến khi sự phục hồi trở nên bền vững hơn. Những yếu tố đó có thể dẫn đến sự thay đổi trong giọng điệu nhưng chính sách thì không.

George Buckley, nhà kinh tế trưởng của Vương quốc Anh tại Nomura International Plc ở London, cho biết: “Sẽ có ít hành động hơn và truyền tải thông điệp qua lời nói sẽ là biện pháp được ưu tiên. Sẽ rất khó để đi từ một tình huống mà chỉ hơn một tháng trước, bạn đã chấp nhận việc tiếp tục QE, để đi đến: “Chúng ta cần loại bỏ QE hoặc thậm chí thắt chặt bằng cách tăng lãi suất”, đó là sự thay đổi rất lớn”.

 Dưới đây là các vấn đề giúp dự báo quyết định của BOE:

Bối cảnh kinh tế

Cục Dự trữ Liên bang làm dấy lên lo ngại về lạm phát khi họ báo hiệu chính sách hỗ trợ tiền tệ của Hoa Kỳ có thể bị cắt giảm nhanh hơn so với dự đoán trước đây.

Với sức mạnh hiện tại của sự phục hồi tại Vương quốc Anh - sản xuất và nhà ở đang bùng nổ, biên chế lao động tăng, người tiêu dùng lạc quan về triển vọng - BOE sẽ phải thừa nhận những dấu hiệu tích cực gần đây. Nhưng chống lại điều đó, có những rủi ro từ biến thể Covid-19 và sự không chắc chắn về việc liệu sự tăng trưởng hiện tại có thể tiếp tục trong nửa cuối năm hay không.

Triển vọng và định hướng

Các nhà đầu tư và các nhà kinh tế sẽ xem xét tuyên bố của MPC để tìm bất kỳ dấu hiệu nào về một hành động ưu tiên. Tuy nhiên, đa số dự kiến ​​cuộc họp sẽ đưa BoE vào trạng thái chờ đợi cho đến ít nhất là tháng 8, khi các quan chức sẽ có thêm thông tin về việc mở cửa trở lại của nền kinh tế - bị trì hoãn đến giữa tháng 7 và các dự báo mới.

Lãi suất đang ở mức thấp kỷ lục 0.1% và MPC gồm 9 thành viên dự kiến ​​sẽ bỏ phiếu đồng thuận trong tuần này để giữ nguyên lãi suất. Về chương trình mua trái phiếu, cuộc bỏ phiếu sẽ có kết quả 8-1 khi Nhà kinh tế trưởng Andy Haldane một lần nữa thúc đẩy giảm bớt kích thích.

Dự báo hành động của BoE

Một số ngân hàng trung ương gần đây đã thay đổi quan điểm và ý tưởng về việc tăng lãi suất vào năm 2022 đã trở nên phổ biến hơn. Credit Suisse Group AG cho rằng BoE sẽ tăng lãi suất vào năm tới, sớm hơn so với dự báo trước đó, cũng như Bank of America.

Thị trường lợi suất đang đặt cược vào mức tăng 15 điểm cơ bản trong tháng 6 năm sau. Con số này gần như gấp đôi so với trước cuộc họp chính sách tiền tệ cuối cùng vào tháng 5.

Các nhà kinh tế của Bloomberg nói gì 

“Trường hợp cơ bản của chúng tôi là đợt tăng lãi suất đầu tiên sẽ diễn ra vào giữa năm 2023. Nhưng có khả năng sự gia tăng tỷ lệ thất nghiệp sẽ ít nghiêm trọng hơn vào cuối năm nay, điều này sẽ thúc đẩy trường hợp tăng lãi suất vào nửa cuối năm 2022”.

Thay đổi nhân sự

Cuộc họp MPC tuần này sẽ là cuộc họp cuối cùng dành cho Haldane. Ông ấy tỏ ra lạc quan về nền kinh tế, mô tả nó là “những đám đông đang diễn ra” và nói rằng rủi ro lạm phát đã tạo ra một “thời điểm nguy hiểm” cho chính sách.

Trong biên bản cuộc họp, trọng tâm sẽ là bất kỳ gợi ý nào về sự thay đổi thái độ của 8 thành viên khác trong ủy ban. Gertjan Vlieghe, một trong những người ôn hòa nhất, cho biết vào tháng trước rằng việc tăng lãi suất có thể xảy ra vào đầu năm sau trong một kịch bản "đi lên" của nền kinh tế. Vlieghe rời đi sau đó vào mùa hè và sẽ được thay thế bởi Catherine Mann, cựu kinh tế gia trưởng của Citigroup Inc. và OECD.

 Lý do để chờ đợi

Nhưng các nhà kinh tế nói rằng những bất ổn kéo dài sẽ thúc đẩy các quan chức cố gắng giữ sự thận trọng. Thất nghiệp vào cuối năm nay là rủi ro chính và không rõ thị trường việc làm sẽ duy trì tốt như thế nào khi sự hỗ trợ của chính phủ kết thúc.

Bản thân ngân hàng trong nhiều tháng đã nói rằng họ không có ý định thay đổi chính sách trước khi lạm phát gia tăng liên tục. BoE sẽ cập nhật dự báo lạm phát và tăng trưởng vào tháng 8 và cũng trong khoảng thời gian đó sẽ nhận được báo cáo từ các quan chức về cách cắt giảm các biện pháp kích thích khi thời điểm đến. Những sự kiện đó cho MPC lý do chính đáng để trì hoãn bất kỳ hành động nào tại cuộc họp vào hôm nay.

Allan Monks, nhà kinh tế tại JP Morgan Chase & Co., cho biết: “Việc tập trung vào sức mạnh phục hồi và thị trường lao động vẫn sẽ thúc đẩy MPC theo hướng hawkish hơn”. Nhưng sự kết thúc của chương trình hỗ trợ tiền lương “sẽ đặt những hạn chế lên khả năng hawkish của BoE trong quá trình phục hồi tiếp theo".

Lizzy Burden, Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Động thái mạnh tay của Fed: Cắt giảm 50 bps lãi suất - Cứu cánh hay rủi ro cho nền kinh tế?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Động thái mạnh tay của Fed: Cắt giảm 50 bps lãi suất - Cứu cánh hay rủi ro cho nền kinh tế?

Ồ, Fed vừa hạ lãi suất quỹ liên bang 50 bps vào ngày hôm kia, và nền kinh tế đã phản ứng ngay lập tức. Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp giảm, hai cuộc khảo sát kinh doanh khu vực cho thấy sự tăng trưởng trong tháng 9, trong khi Chỉ số Kinh tế Đồng hành đạt mức cao kỷ lục mới vào tháng 8! Tất nhiên, chúng tôi chỉ đùa thôi.
Với Powell, việc cắt giảm lần đầu luôn dễ dàng; nhưng giờ đây, thử thách thực sự mới bắt đầu
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Với Powell, việc cắt giảm lần đầu luôn dễ dàng; nhưng giờ đây, thử thách thực sự mới bắt đầu

Fed đã cắt giảm lãi suất 50 bps, nhưng điều này gây hoài nghi về sức mạnh của nền kinh tế Mỹ, khi nhiều chỉ số vẫn tích cực. Sự quan tâm của Nhà Trắng đối với tình hình Trung Đông gia tăng, trong khi có nguy cơ đình công tại các cảng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Mỹ vào thời điểm quan trọng. Cùng lúc, chính trị có thể tác động đến các quyết định của Fed, khiến tình hình trở nên phức tạp hơn trước cuộc bầu cử sắp tới.
Thị trường dầu mỏ: Dấu hiệu phục hồi chữ V sau cú sốc lãi suất
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Thị trường dầu mỏ: Dấu hiệu phục hồi chữ V sau cú sốc lãi suất

Thị trường dầu mỏ đang chứng kiến sự hình thành đáy chữ V sau khi Fed thực hiện đợt cắt giảm lãi suất quyết liệt. Động thái này buộc một số quỹ phòng hộ phải từ bỏ lập trường bearish về dầu. Diễn biến này diễn ra trong bối cảnh báo cáo mới nhất từ JODI cho thấy nhu cầu dầu toàn cầu đạt mức kỷ lục, trong khi tồn kho toàn cầu suy giảm.
Fed tung đòn mạnh: Hạ lãi suất và hạ kỳ vọng
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Fed tung đòn mạnh: Hạ lãi suất và hạ kỳ vọng

Fed đã quyết định cắt giảm lãi suất quỹ liên bang 50 bps, một động thái phù hợp với kỳ vọng thị trường (xác suất của kịch bản này vượt 67% vào đầu tuần). Quyết định này khiến 104 trong số 113 chuyên gia được khảo sát bởi các hãng truyền thông tài chính hàng đầu bất ngờ. Do thị trường chưa hoàn toàn định giá mức cắt giảm mạnh mẽ này, chúng ta đã chứng kiến phản ứng thị trường dữ dội. Động thái này không chỉ phản ánh cách tiếp cận chính sách tiền tệ mới của Fed mà còn có thể dẫn đến một đợt điều chỉnh thị trường kéo dài, tiềm ẩn khả năng xáo trộn cục diện đối với USD.
Fed hạ lãi suất: Nỗ lực cuối cùng trước bờ vực suy thoái?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Fed hạ lãi suất: Nỗ lực cuối cùng trước bờ vực suy thoái?

FOMC đã đáp ứng kỳ vọng của thị trường, nhưng các nhà đầu tư nên cẩn trọng với "món quà" này. Mặc dù nguy cơ lạm phát cao đang dịu bớt, rủi ro suy thoái bắt nguồn từ thị trường lao động lại đang gia tăng. Trong cả hai kịch bản, thị trường đang chuẩn bị cho một giai đoạn biến động mạnh kéo dài trong năm 2024.
Cơ quan quản lý và bài toán kiểm soát rủi ro ngân hàng: Lỗ hổng đáng báo động
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Cơ quan quản lý và bài toán kiểm soát rủi ro ngân hàng: Lỗ hổng đáng báo động

Có thể thấu hiểu được tâm thế của các cơ quan quản lý ngân hàng khi họ đang dần lùi bước trước sức ép mạnh mẽ từ ngành tài chính. Họ đang dần từ bỏ nỗ lực yêu cầu những ngân hàng lớn nhất tăng cường vốn chủ sở hữu để tài trợ cho tài sản của mình. Quả thật, trong suốt một năm rưỡi qua, chúng ta chưa chứng kiến bất kỳ biến cố tài chính đáng kể nào. Hơn nữa, các ngân hàng cũng liên tục khẳng định rằng họ đã có dư dả vốn để đối phó với mọi tình huống.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ