Cuộc họp MPC tháng 9: Định hình lộ trình lãi suất và chính sách tài khóa của Vương quốc Anh
Nguyễn Tuấn Đạt
Junior Analyst
Cuộc họp của MPC vào tháng tới có thể sẽ định hình lộ trình lãi suất, bình thường hóa việc chấp nhận rủi ro và xóa bỏ một quy tắc tài chính không hợp lý của Vương quốc Anh.
Quyết định ngân sách của Vương quốc Anh vào ngày 30/10 dự kiến sẽ là một sự kiện quan trọng với các chính sách tài khóa, đặc biệt là các quyết định về tăng thuế. Tuy nhiên, đây vân chưa phải là quyết định kinh tế quan trọng nhất trong mùa thu này. Cuộc họp MPC vào ngày 19/9 có thể sẽ có nhiều ảnh hưởng hơn. Cuộc họp này không chỉ liên quan đến lộ trình lãi suất của BoE mà còn liên quan đến chủ đề thắt chặt định lượng (QT).
BoE đã giảm lượng tiền lưu hành qua các chương trình nới lỏng định lượng (QE). Trong quá trình nới lỏng định lượng, họ đã in tiền để mua trái phiếu chính phủ và các tài sản khác nhằm kích thích nền kinh tế. Lượng tiền được in ra trong thời gian này đạt 895 tỷ GBP. Hiện tại, con số này chỉ còn 688 tỷ GBP. Theo dự kiến, số lượng tài sản do BoE nắm giữ sẽ giảm thêm khoảng 100 GBP, đưa tổng số tài sản họ nắm giữ xuống còn khoảng 550 GBP vào tháng 9/2025.
Quyết định về QT trong tương lai có ảnh hưởng vì ba lý do. Đầu tiên, khi BoE bán các tài sản hoặc khi các tài sản đáo hạn, khu vực tư nhân sẽ phải hấp thụ những tài sản này, làm tăng lợi suất trái phiếu chính phủ. BoE đã ước tính rằng mỗi khi bán 80 tỷ GBP tài sản, lợi suất TPCP Anh kỳ hạn 10 năm có thể tăng thêm khoảng 0.1 điểm phần trăm. Tuy nhiên, ước tính này có thể không chính xác hoàn toàn và có thể có sai số lớn. Tất nhiên, MPC có thể bù đắp chi phí vay của chính phủ bằng các giảm lãi suất chính thức, vì vậy, họ càng thắt chặt định lượng thì khả năng lãi suất giảm càng cao.
Thứ hai, khi BoE quyết định thắt chặt định lượng, lượng tiền dư thừa mà các ngân hàng nắm giữ sẽ giảm, khiến lượng dự trữ thanh khoản của họ không còn nhiều như trước đây. Để bù đắp cho điều này, các ngân hàng có thể phải vay tiền từ BoE, sử dụng tài sản thế chấp để đảm bảo vay mượn. Điều này có thể làm giảm rủi ro lãi suất đối với ngân hàng trung ương và chuyển một phần rủi ro này sang khu vực tư nhân.
Thống đốc Andrew Bailey muốn thắt chặt định lượng nhiều hơn. Việc giảm dự trữ trong hệ thống ngân hàng và chuyển nhu cầu vay từ ngân hàng trung ương sang khu vực tư nhân có thể giúp BoE giảm rủi ro lãi suất và quản lý chính sách tiền tệ tốt hơn. Tuy nhiên, điều này cũng làm gia tăng rủi ro lãi suất cho khu vực tư nhân, bao gồm các ngân hàng thương mại và các nhà đầu tư. Điều này giúp BoE quản lý các chính sách tiền tệ và dự trữ một cách hiệu quả hơn mà không phải chịu rủi ro quá lớn.
Lý do thứ ba cũng liên quan đến mối quan hệ giữa chính sách tài khóa và tiền tệ. Kể từ tháng 1/2022, nhiệm vụ tài khóa của chính phủ đã được liên kết với "nợ ròng của khu vực công". Điều này đảm bảo chính phủ duy trì sự độc lập và tính nhất quán trong quản lý tài chính công, đồng thời giảm thiểu tác động không mong muốn từ các quyết định của ngân hàng trung ương.
Tuy nhiên, trong hệ thống hiện tại, việc bán tài sản hoặc thực hiện thắt chặt định lượng của BoE có thể ảnh hưởng trực tiếp đến các mục tiêu tài khóa của chính phủ, điều này tạo ra một hiệu ứng không mong muốn. Hơn nữa, Văn phòng Trách nhiệm Ngân sách (OBR) phải dự đoán mức độ QT mà Ngân hàng Anh sẽ thực hiện trong vòng năm năm tới. Điều này là rất khó khăn và có thể không chính xác, vì sự thay đổi trong chính sách QT có thể ảnh hưởng lớn đến dự báo tài chính.
Vì vậy, cuộc họp MPC vào tháng 9 có thể ảnh hưởng sâu rộng đến cách thức quản lý chính sách tài khóa và tiền tệ của chính phủ. Việc thay đổi tiêu chí về nợ công có thể giúp chính phủ điều chỉnh chính sách tài khóa và tiền tệ một cách linh hoạt và hiệu quả hơn.
Financial Times