Cuộc khủng hoảng năng lượng vẫn chưa thể kết thúc mặc dù giá khí đốt giảm mạnh

Cuộc khủng hoảng năng lượng vẫn chưa thể kết thúc mặc dù giá khí đốt giảm mạnh

15:29 05/01/2023

Giá khí đốt tự nhiên của châu Âu đang giảm mạnh do thời tiết mùa đông ôn hòa bất thường khiến nhu cầu suy yếu, nhưng cuộc khủng hoảng năng lượng vẫn chưa kết thúc

Châu Âu và châu Á có thể đã tránh được tình trạng thiếu khí đốt trong mùa đông này, làm giảm lo ngại rằng chính phủ sẽ phải dùng đến biện pháp phân phối hoặc cắt điện luân phiên. Điều này chủ yếu là do ngành công nghiệp giảm lượng tiêu thụ khí đốt do giá cao, cùng với thời tiết ấm hơn từ tháng 10 đã hạn chế nhu cầu sưởi ấm.

Nhưng thế giới về cơ bản sẽ thiếu khí đốt đến năm 2026 nếu không có đường ống dẫn khí từ Nga đến châu Âu. Không có dự án xuất khẩu khí thiên nhiên hóa lỏng mới nào trong thời gian tới, các quốc gia cũng không thể nhanh chóng tăng nguồn cung.

Mặc dù đang ở mức thấp nhất kể từ năm 2021, giá khí đốt ở châu Âu vẫn cao gấp ba lần so với mức trung bình 10 năm tính đến năm 2020. Hơn nữa, giá than cũng gần như không giảm. Điều này cho thấy nguồn cung nhiên liệu vẫn còn eo hẹp và người tiêu dùng cần tiếp tục tiết kiệm năng lượng.

Trên thực tế, chính phủ và các công ty tiện ích hiện đang chuẩn bị để tránh tình trạng thiếu hụt vào mùa đông tới. Điều này có khả năng trở thành một truyền thống hàng năm.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!

Kamala Harris đã giành chiến thắng trong cuộc tranh luận tổng thống với Trump. Harris nổi bật với tầm nhìn hướng tới tương lai, nhấn mạnh các chủ đề như quyền phá thai, pháp quyền và chính sách đối ngoại liên quan đến chiến tranh ở Ukraine và Gaza. Ngược lại, Trump tập trung vào chỉ trích chính quyền hiện tại mà không đưa ra kế hoạch hay sáng kiến cụ thể.
Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?

Sau cuộc họp FOMC, Fed đã bắt đầu "bước ngoặt chính sách" bằng việc cắt giảm lãi suất 50 bps, dự kiến tiếp tục nới lỏng trong năm 2024 - 2026, song thị trường cần thận trọng theo dõi các chỉ báo quan trọng như XRT, DBC, DBA và diễn biến của USD để đánh giá triển vọng kinh tế vĩ mô và xu hướng thị trường tài chính.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ