Cuộc khủng hoảng niềm tin ở thị trường tiền mã hóa lan sang các tài sản rủi ro
Đỗ Duy Đạt
Associate Manager, FX G7
Không phải đồng Dollar đang chiếm trang nhất các mặt báo, mà là đồng Dollar nhân tạo dựa trên toán học và lòng tin. Thật khó để nói xem liệu sự sụp đổ của hệ sinh thái tiền mã hóa Terra/Luna có đè nặng lên các tài sản công nghệ và rủi ro hay không, hay liệu đà bán tháo liên tục trong các cổ phiếu công nghệ và rủi ro có tạo ra môi trường mà niềm tin ủng hộ TerraUSD bị sụp đổ hay không. Câu trả lời thực sự có thể chính là tiền mã hóa, các cổ phiếu công nghệ lớn và cổ phiếu meme được định giá quá cao đang được cùng một nhóm các nhà đầu tư bỏ tiền vào.
Đó là một câu chuyện khá thú vị. Coinbase đã giảm 60% so với mức đóng cửa ngày 6 tháng 5 hôm thứ Năm, nhưng đã tăng trở lại vào thứ Sáu để đóng cửa tuần giảm khoảng 35%. Bitcoin trong tuần này đã giảm tới 26% so với thời điểm mở cửa hôm thứ Hai, nhưng đã tăng trở lại gần $30,000. Cổ phiếu tăng trưởng cũng theo một quỹ đạo tương tự. Chỉ số S&P 500 đã giảm 8.1% trong tuần ở mức thấp nhất, nhưng đã tăng trở lại. Nó có thể còn tốt hơn nếu Elon Musk cố gắng tránh xa tài khoản Twitter của mình. Thay vào đó, thông báo của ông ta rằng việc mua gã khổng lồ mạng xã hội truyền thông đang “tạm hoãn” đã khiến cổ phiếu Twitter giảm 9.7% vào thứ Sáu.
Trong khi đó, tâm lý rủi ro trên thị trường dẫn đến việc định giá lại lợi suất. Cả lợi suất trái phiếu kho bạc và hợp đồng giao dịch hoán đổi qua đêm (OIS) đều giảm trong tuần này, ngay cả khi các thành viên của Fed dao động về việc liệu mức tăng 75 bps có nên là một lựa chọn khả dụng hay không.
Những lo ngại về tăng trưởng có thể sẽ chiếm nhiều giấy mực trong tuần tới, vì một loạt dữ liệu kinh tế sẽ cho thấy nhu cầu tiêu dùng của Hoa Kỳ đang đứng vững trước lạm phát như thế nào, trong khi một loạt các quốc gia thị trường mới nổi công bố GDP quý I và hoạt động kinh tế.
Sebastian Boyd, Bloomberg