Cựu Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Lawrence Summers: Fed bị chi phối bởi chính trị nội bộ
Nguyễn Thanh Thùy Dung
Junior Analyst
Ông Summers cho biết các nhà hoạch định chính sách của Cục Dự trữ Liên bang dường như đã có những hành động không nhất quán do liên quan tới động lực nội bộ trong tuần này.
“Tôi thấy hành động của Fed hơi khó hiểu”, ông Summers chia sẻ với Bloomberg. Mặc dù có những tranh luận về việc không tăng lãi suất vào thứ Tư, nhưng những điều này không nhất quán với báo hiệu 2 lần thắt chặt khác trong năm nay cũng như thúc đẩy dự báo tăng trưởng.
Chủ tịch Fed Jerome Powell và các cộng sự đã nâng dự báo lãi suất cuối năm thêm 50bp nữa, lên 5.6%, trong khi vẫn giữ nguyên thiết lập chính sách hiện tại của họ. Ông Powell nói rằng Fed sẽ xem xét nhiều dữ liệu hơn để đánh giá tác động tích lũy của chu kỳ thắt chặt.
Tất cả các quan chức đều ủng hộ quyết định này, dù một số cho rằng họ muốn tăng lãi suất tại cuộc họp tháng Sáu. Nhưng những quan chức diều hau vẫn sẽ cảm thấy thoải mái khi Fed báo hiệu sẽ có nhiều đợt tăng lãi suất hơn vào cuối năm nay.
Ông Summers cho biết, “cuộc họp này có vẻ như đến từ động lực chính trị nội bộ của Fed cũng như bởi sự nhất quán và mạch lạc về tình hình kinh tế. Điều này khá lo ngại.”
Ngoài ra, Fed có lẽ phải hướng tới sự kiềm chế với chính sách, dựa trên bằng chứng về sức mạnh kinh tế của Hoa Kỳ:
- Người dân chi tiêu khá mạnh vào thời điểm này.
- Dữ liệu việc làm vẫn rất tốt, tăng trưởng việc làm nhanh hơn nhiều so với tốc độ tăng dân số.
- Các chỉ số về tiền lương tương đối trái chiều, nhưng lại đáng tin cậy nhất, cho thấy sức mạnh của thị trường lao động.
- Vẫn chưa có bằng chứng rõ ràng về lạm phát đang chậm lại.
Ông cũng nói: “Tôi không nghĩ cần nghiêm trọng hóa việc xác định thời điểm chính xác để tăng lãi suất. Sau khi tạm dừng trong tuần này, nếu các nhà hoạch định chính sách kết thúc chu kỳ thắt chặt bằng việc nâng lãi suất 50 điểm cơ bản trong hai cuộc họp tiếp theo, thì cũng không sao."
Hôm qua, ngân hàng trung ương Châu Âu đã tăng lãi suất 25bp, ông Summers cho biết họ rất có thể cần phải tiếp tục hành động. “Họ chưa đi xa như Fed, khi đối mặt với nhiều mối đe dọa hơn. Vấn đề lạm phát ở EU có lẽ nghiêm trọng hơn so với ở Mỹ”.
Khi nói về Trung Quốc, cựu Bộ trưởng Tài chính nhắc lại quan điểm của ông rằng các nhà hoạch định chính sách ở đó đang phải đối mặt với một loạt thách thức rất khó khăn, trong bối cảnh mật độ dân số ngày càng giảm và áp lực thoát vốn. Ông lưu ý rằng trong ngắn hạn, những vấn đề của Trung Quốc đủ để làm giảm giá hàng hóa toàn cầu.
Bloomberg