Cứu người hay cứu việc làm? Bài toán đau đầu cho các Chính phủ!

Cứu người hay cứu việc làm? Bài toán đau đầu cho các Chính phủ!

16:52 03/07/2020

Đại dịch Covid-19 là một bài toán rất đau đầu đối với các chính phủ trên thế giới vì lựa chọn giữa phục hồi kinh tế và mạng sống người dân là bài toán rất khó để đưa ra lời giải tốt nhất

Đại dịch Covid-19 tưởng chừng đã tạo đỉnh tại Mỹ vào ngày ngày 24/4 với số ca nhiễm nhiều nhất trong một ngày lên tới 36,738 người, và giảm xuống chỉ còn 17,618 ca nhiễm mới một ngày vào 11/5. Nhưng mọi thứ sau đó trở nên tồi tệ hơn, trong khi tổng thống Mỹ ông Trump không ngừng thúc ép cho nền kinh tế được mở cửa trở lại. Khi làm chứng trước Thượng viện vào giữa tháng 5, Tiến sĩ Anthony Fauci, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm hàng đầu của Hoa Kỳ, đã cảnh báo và chống lại việc mở cửa lại kinh tế quá sớm, ông nói rằng virus có thể vượt khỏi tầm kiểm soát dẫn đến tổn thất nặng nề về cả số ca tử vong và hoạt động thương mại trên con đường phục hồi kinh tế.

Vào ngày 26 tháng 6, Hoa Kỳ đã báo cáo 45,300 ca nhiễm mới hàng ngày và ít nhất 16 tiểu bang đã tạm dừng việc mở cửa lại kinh tế của họ. Và như Niall McCarthy của Statista đã lưu ý, việc thúc đẩy mở cửa trở lại đã dẫn đến một cuộc tranh luận nghi ngờ về việc mở cửa lại nền kinh tế mà không có những biện pháp phòng ngừa để giữ an toàn cho mọi người liệu có tốt hơn là để nền kinh tế chịu thiệt hại và cứu sống rất nhiều mạng người hay không?.

Hầu hết các quốc gia trên thế giới như Ý, Tây Ban Nha, Pháp và Đức đều đã chọn chờ đợi cho đến khi tỉ lệ lây nhiễm giảm đáng kể vậy nên cần phải hoàn thành xong hết các hoạt động kiểm tra, theo dõi, và cách ly một cách hiệu quả trước. Tất cả các quốc gia đó đều đang thu về những lợi ích nhất định từ quyết định này, hoàn thành việc mở cửa trở lại nền kinh tế của họ vừa kịp trước mùa hè bận rộn.

Edelman đã phân tích phản ứng của công chúng đối với hai sự lựa chọn nêu trên của các chính phủ thông qua một cuộc điều tra. Trong số 13,200 người được hỏi được thăm dò ý kiến ​​trên 11 quốc gia, 67% đồng ý rằng chính phủ nên cứu càng nhiều người càng tốt, ngay cả khi điều đó có sẽ làm cho nền kinh tế tiếp tục thiệt hại nhiều hơn và phục hồi chậm hơn. 33% số người được hỏi cho biết việc chính phủ cứu thị trường lao động và khởi động lại nền kinh tế trở nên quan trọng hơn là thực hiện mọi biện pháp phòng ngừa có thể để giữ an toàn cho mọi người khỏi dịch bệnh.

Kết quả cuộc thăm dò ý kiến "cứu ngày hay cứu việc làm" của Edelman

Trên cơ sở từng quốc gia, Nhật Bản có tỷ lệ người dân quan trọng việc cứu người hơn so với sự phục hồi kinh tế rất nhiều ở mức 76%. Còn ở những nơi khác, 66% người Mỹ nói rằng cứu người nên là ưu tiên của chính phủ trong khi 34% cho rằng chính phủ nên tập trung vào việc cứu thị trường lao động.

Tại Trung Quốc, nơi dịch bênh Covid-19 đang được kiểm soát tốt, 56% số người được hỏi cho biết chính quyền nên tập trung vào việc cứu người trong khi 44% muốn nền kinh tế mở cửa trở lại, bất chấp ảnh hưởng đến người dân.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Thị trường dầu mỏ: Dấu hiệu phục hồi chữ V sau cú sốc lãi suất
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Thị trường dầu mỏ: Dấu hiệu phục hồi chữ V sau cú sốc lãi suất

Thị trường dầu mỏ đang chứng kiến sự hình thành đáy chữ V sau khi Fed thực hiện đợt cắt giảm lãi suất quyết liệt. Động thái này buộc một số quỹ phòng hộ phải từ bỏ lập trường bearish về dầu. Diễn biến này diễn ra trong bối cảnh báo cáo mới nhất từ JODI cho thấy nhu cầu dầu toàn cầu đạt mức kỷ lục, trong khi tồn kho toàn cầu suy giảm.
Fed tung đòn mạnh: Hạ lãi suất và hạ kỳ vọng
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Fed tung đòn mạnh: Hạ lãi suất và hạ kỳ vọng

Fed đã quyết định cắt giảm lãi suất quỹ liên bang 50 bps, một động thái phù hợp với kỳ vọng thị trường (xác suất của kịch bản này vượt 67% vào đầu tuần). Quyết định này khiến 104 trong số 113 chuyên gia được khảo sát bởi các hãng truyền thông tài chính hàng đầu bất ngờ. Do thị trường chưa hoàn toàn định giá mức cắt giảm mạnh mẽ này, chúng ta đã chứng kiến phản ứng thị trường dữ dội. Động thái này không chỉ phản ánh cách tiếp cận chính sách tiền tệ mới của Fed mà còn có thể dẫn đến một đợt điều chỉnh thị trường kéo dài, tiềm ẩn khả năng xáo trộn cục diện đối với USD.
Fed hạ lãi suất: Nỗ lực cuối cùng trước bờ vực suy thoái?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Fed hạ lãi suất: Nỗ lực cuối cùng trước bờ vực suy thoái?

FOMC đã đáp ứng kỳ vọng của thị trường, nhưng các nhà đầu tư nên cẩn trọng với "món quà" này. Mặc dù nguy cơ lạm phát cao đang dịu bớt, rủi ro suy thoái bắt nguồn từ thị trường lao động lại đang gia tăng. Trong cả hai kịch bản, thị trường đang chuẩn bị cho một giai đoạn biến động mạnh kéo dài trong năm 2024.
Cơ quan quản lý và bài toán kiểm soát rủi ro ngân hàng: Lỗ hổng đáng báo động
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Cơ quan quản lý và bài toán kiểm soát rủi ro ngân hàng: Lỗ hổng đáng báo động

Có thể thấu hiểu được tâm thế của các cơ quan quản lý ngân hàng khi họ đang dần lùi bước trước sức ép mạnh mẽ từ ngành tài chính. Họ đang dần từ bỏ nỗ lực yêu cầu những ngân hàng lớn nhất tăng cường vốn chủ sở hữu để tài trợ cho tài sản của mình. Quả thật, trong suốt một năm rưỡi qua, chúng ta chưa chứng kiến bất kỳ biến cố tài chính đáng kể nào. Hơn nữa, các ngân hàng cũng liên tục khẳng định rằng họ đã có dư dả vốn để đối phó với mọi tình huống.
Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!

Kamala Harris đã giành chiến thắng trong cuộc tranh luận tổng thống với Trump. Harris nổi bật với tầm nhìn hướng tới tương lai, nhấn mạnh các chủ đề như quyền phá thai, pháp quyền và chính sách đối ngoại liên quan đến chiến tranh ở Ukraine và Gaza. Ngược lại, Trump tập trung vào chỉ trích chính quyền hiện tại mà không đưa ra kế hoạch hay sáng kiến cụ thể.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ