Cựu quan chức IMF: Trung Quốc sẽ không kích thích mạnh mẽ
Đức Nguyễn
FX Strategist
Ông Chu Dân, cựu Phó Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), cho biết Trung Quốc có thể làm thất vọng những người hy vọng chính phủ sẽ triển khai các biện pháp kích thích mạnh tay nhằm ổn định việc phục hồi kinh tế đang suy yếu.
"Hiện có rất nhiều kỳ vọng về việc chính phủ Trung Quốc triển khai kích thích nhiều hơn. Tôi không nghĩ điều này là thực tế", ông Dân nói trong một buổi hội thảo vào thứ Năm tại một sự kiện của Diễn đàn Kinh tế thế giới tại thành phố Thiên Tân, Trung Quốc.
Ông Dân là một trong nhiều chuyên gia dự đoán rằng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ chỉ kích thích vừa phải trong năm nay khi sự phục hồi đang suy yếu. Chi tiêu tiêu dùng đã giảm tốc, trong khi niềm tin của hộ gia đình và doanh nghiệp đang giảm sút.
Ngân hàng trung ương đã hạ lãi suất chính sách lần đầu tiên kể từ tháng 8 năm ngoái, tạo ra những suy đoán về việc hỗ trợ tiếp theo. Tuy nhiên, các quan chức chậm chạp trong việc công bố bất kỳ gói kích thích cụ thể nào.
Ông Dân chỉ ra một số yếu tố giới hạn lựa chọn của Trung Quốc, bao gồm việc "nền kinh tế này đã có mức nợ rất cao". Tỷ lệ nợ/GDP của quốc gia này đã tăng lên mức kỷ lục vào năm ngoái khi tăng trưởng giảm. Chính quyền địa phương và các nhà phát triển bất động sản đang gặp khó khăn trong việc trả nợ, đe dọa sức khỏe của hệ thống ngân hàng trị giá 55 nghìn tỷ USD.
Ông Dân cho biết chính sách sẽ nhắm vào các vấn đề mang tính kết cấu hơn là các vấn đề kinh tế vĩ mô lớn.
"Những hạn chế về tài nguyên" tại Trung Quốc có thể làm cho việc triển khai các biện pháp kích thích lớn trở nên không khả thi, theo Keyu Jin, giáo sư kinh tế tại Trường Kinh tế và Khoa học Chính trị London.
"Có đủ dư địa để kích thích, nhưng vấn đề là bạn cần một biện pháp kích thích khổng lồ với hàng nghìn tỷ nhân dân tệ để có tác động vừa phải đối với nền kinh tế Trung Quốc ngày nay, vì lợi tức từ biện pháp kích thích giảm đi nhiều," bà nói.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc có thể hạ lãi suất chính sách chỉ 5 điểm cơ bản trong quý cuối năm 2023, theo dự báo từ một cuộc khảo sát gần đây của Bloomberg. Những chuyên gia tham gia khảo sát cũng dự đoán rằng chính phủ sẽ triển khai chính sách giảm thuế cho người tiêu dùng và cấp vốn cho đầu tư hạ tầng thông qua ngân hàng chính sách quốc doanh.
Trung Quốc đã hạn chế kích thích suốt thời gian đại dịch so với những suy thoái trước đây. Ngân hàng trung ương đã hạ lãi suất ít hơn nhiều so với các chu kỳ vào năm 2008 và 2014.
Hỗ trợ tài chính cũng rất lớn trong các giai đoạn đó. Trước khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, Bắc Kinh đã khởi động một gói tài khóa trị trị giá 4,000 tỷ nhân dân tệ (552 tỷ USD) để mở rộng chi tiêu cho hạ tầng, nhà ở và các dự án khác. Số tiền này chiếm một phần năm tổng sản phẩm quốc nội lúc đó.
Đối mặt với suy thoái trong lĩnh vực bất động sản và áp lực giảm phát, ngân hàng trung ương vào thời điểm đó đã bơm hơn 3,000 tỷ nhân dân tệ thông qua các khoản vay với chi phí thấp cho các ngân hàng chính sách để thực hiện các dự án "tái định cư khu ổ chuột". Gói chính sách này, được các nhà kinh tế so sánh với chính sách "tiền trực thăng", đã thúc đẩy lĩnh vực bất động sản - nhưng cũng khiến nợ vay và giá nhà tăng vọt.
Cuối cùng, Bắc Kinh sẽ cần tìm cách để khắc phục khoảng cách về niềm tin. Trong buổi thảo luận vào ngày Thứ Năm, ông Dân kêu gọi chính phủ nâng tỷ lệ tăng thu nhập của cư dân cao hơn tăng trưởng GDP trong năm nay, đồng thời tạo ra một mạng lưới an sinh xã hội tốt hơn bằng cách cải thiện hệ thống hưu trí và chăm sóc sức khỏe.
"Tôi hiểu rằng có nhiều nỗi sợ hãi," ông Dân nói. "Chúng ta thực sự cần xóa bỏ sự sợ hãi, tái thiết niềm tin. Đây là điều quan trọng nhất."
Bloomberg