Cựu thủ tướng Anh Liz Truss vẫn “ám ảnh” thị trường như thế nào?
Thái Linh
Junior Editor
Mỗi khi giá TPCP giảm xuống, một cái tên lại xuất hiện: Cựu thủ tướng Anh Liz Truss.
Cựu thủ tướng Anh, người nắm giữ nhiệm kỳ ngắn ngủi, không giống với ông George Soros. Bà ấy không điều hành một quỹ có đủ quyền lực để gây ảnh hưởng tới các cơ quan quản lý tiền tệ quan trọng nhất thế giới.
Tuy vậy, bài học đắt giá mà bà đã để lại cho thị trường tài chính đó qua một câu nói ẩn dụ: nếu bạn chơi những trò chơi ngớ ngẩn trên thị trường trái phiếu, bạn sẽ giành được những giải thưởng ngớ ngẩn. Các kế hoạch tài chính của bà vào mùa thu năm 2022 không được đón nhận đã đưa thị trái phiếu chính phủ Anh đến bờ vực thảm họa, khiến quỹ lương hưu của Vương quốc Anh rơi vào hỗn loạn và gây ra những gợn sóng trên thị trường toàn cầu.
Ký ức vẫn còn mới mẻ này giờ đây là một câu chuyện có ý nghĩa cảnh báo lâu dài. Không có chính phủ nào khác muốn khoảnh khắc ''Liz Truss'' của riêng mình.
Tại Mỹ, Văn phòng Ngân sách Quốc hội (CBO) đã gióng lên hồi chuông cảnh báo. Hồi tháng 3, giám đốc CBO Phillip Swagel nói rằng gánh nặng tài chính của Mỹ là một điều “chưa từng có”, lấy trường hợp của bà Truss như một ví dụ về “mối nguy hiểm” vốn có khi gây ra phản ứng đột ngột của thị trường.
Điều tương tự lại xảy ra vào tuần này, khi một phiên đấu thầu căng thẳng về TPCP Mỹ đã đẩy giá trái phiếu xuống thấp hơn, từ đó mang lại lợi suất cao hơn, khiến những người nắm giữ các loại tài sản khác cảm thấy lo lắng.
Phiên đấu thầu TPCP hôm thứ Tư không phải là một thảm họa nhưng cũng không phải là một quá trình suôn sẻ như thường lệ. Nhu cầu quá thấp đối với 44 tỷ USD TPCP mới kỳ hạn 7 năm, các ngân hàng lớn thực hiện giao dịch TPCP Mỹ để bù đắp bất kỳ khoản thiếu hụt nào - đã mua 17% số TPCP, cao hơn một chút so với định mức.
Bản thân điều đó có thể không thu hút quá nhiều sự chú ý, nhưng ngày hôm trước cũng ghi nhận mức nhu cầu ảm đạm đối với TPCP kỳ hạn 2 năm và 5 năm. Tổng hợp các dữ kiện này, ta có thể đặt ra một dấu chấm hỏi lớn về việc Fed có sẵn sàng cắt giảm lãi suất trong năm nay hay không, điều đó đủ để đẩy lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm lên tới 4.63%, mức cao nhất trong vài tuần. Thị trường chứng khoán cũng bị ảnh hưởng.
“Lặp lại kế hoạch của bà Liz Truss một lần nữa với TPCP?” Paul Donovan, nhà kinh tế trưởng tại UBS Global Wealth Management, hỏi. “Cổ phiếu giảm vì trái phiếu giảm do nhu cầu thấp hơn tại phiên đấu thầu TPCP ở Mỹ. Liệu các nhà đầu tư có nên lo lắng không?”
Thị trường có thể suy đoán rằng đây là một ''chiến'' mà trong những năm tới có thể tàn khốc hơn nữa kế hoạch bán trái phiếu của chính phủ Mỹ và thị trường.
Những con số nghe có vẻ đáng sợ. Vào cuối năm tài chính 2023, số nợ tồn đọng của Mỹ tương đương gần 100% GDP. CBO dự đoán con số này sẽ tăng cao hơn trong những năm tới, vượt qua mức độ của Thế chiến thứ hai vào năm 2029 và sẽ đạt tới 166% vào năm 2054.
Tệ hơn nữa, lãi suất giờ đây đã cao hơn khi Fed tăng lãi suất để giải quyết lạm phát. CBO cho biết lãi suất sẽ đạt 3.3% GDP vào năm 2025 - mức cao nhất kể từ năm 1940. Ba mươi năm nữa, chính phủ Mỹ có thể chi một phần ba số thu nhập của mình cho riêng tiền lãi. Viện Peterson cho biết: “Mỹ đang trên con đường tài chính không bền vững.”
Dựa vào tất cả những điều này, thật dễ hiểu tại sao các nhà đầu tư trái phiếu có thể yêu cầu lợi suất cao hơn đối với TPCP Mỹ - hoặc rút lui khỏi các phiên đấu thầu vì lo ngại làn sóng trái phiếu mới.
Ronald Temple, giám đốc chiến lược thị trường của bộ phận quản lý tài sản của Lazard, cho biết ông không quá lo lắng về triển vọng lãi suất của Mỹ và khả năng phục hồi của chứng khoán. Tuy nhiên, tình hình tài chính này là “mối quan tâm lớn nhất của ông đối với nền kinh tế Mỹ” và là một tình trạng mà ông không thấy sẽ thay đổi.
“Đó không giống như vụ của Liz Truss,” ông nói. “Nền kinh tế Mỹ giống con ếch trong nồi nước sôi hơn. Đối với tôi đó là lý do tại sao thị trường sẽ phải co rúm lại mỗi khi chúng ta nhìn thấy những phiên đấu thầu này. Các cuộc đấu giá nên được coi như một yếu tố rủi ro.”
Một số quan điểm khác là rất quan trọng đối với vấn đề này. Sự chao đảo của thị trường tuần này chỉ là một sự chao đảo đơn thuần. TPCP Mỹ, công cụ tài chính quan trọng nhất trên thế giới, không ở trong tình trạng khủng hoảng. Đối với mỗi nhà đầu tư tin rằng hệ thống sẽ sụp đổ, thì lại có một người khác cho rằng toàn bộ sự việc chỉ là một sự phức tạp hóa vấn đề.
Tính tới thời điểm này, vẫn chưa có cú sốc trái phiếu nào biến thành mối đe dọa lớn hơn đối với sự ổn định tài chính, như kế hoạch “ngân sách ngắn hạn” của bà Truss đã đẩy giá trái phiếu trượt dốc gây ra một phản ứng dây chuyền đòn bẩy trong các quỹ lương hưu. Thông thường, những cú sốc thực sự là không thể dự đoán được, nhưng vào thời điểm này, hệ thống tài chính của Mỹ không có mối nguy hại tiềm ẩn nào rõ ràng như vậy.
Ông Donovan, nhà kinh tế trưởng tại UBS, kết luận: “Đây không phải là ''Liz Truss'' phiên bản Mỹ. Thị trường không hỗn loạn và các chính sách của chính phủ không gây bất ổn”.Tuy nhiên, như ông nói, đây có thể vẫn là một “nỗi lo ngại tiềm ẩn”. Nguy cơ xảy ra vấn đề là có khả năng, về lâu dài. Hiện tại, tất cả chúng ta nên học cách sống chung với những điều bất ngờ xảy ra thường xuyên trong những tháng tới.
Financial Times