Đà bán tháo của các quỹ ETF Vàng là điềm xấu cho kim loại quý này

Đà bán tháo của các quỹ ETF Vàng là điềm xấu cho kim loại quý này

Ngô Văn Thịnh

Ngô Văn Thịnh

Economic Analyst

16:50 07/12/2020

Những nhà đầu tư vào các quỹ ETF đang giảm dần lượng nắm giữ Vàng và đây có thể là yếu tố mạnh mẽ đẩy giá xuống dưới mốc tâm lý $1,700/oz.

    • Lượng nắm giữ của các quỹ được Bloomberg theo dõi đã suy giảm trong 9 ngày liên tiếp tính đến hết thứ Năm - đó là khoảng thời gian giảm dài nhất kể từ chiến thắng tổng thống của Donald Trump vào năm 2016. Kể từ giữa tháng 10, các quỹ này đã bán ròng 7.9 tỷ USD kim loại quý. 
    • Điều này rất đáng lo ngại đối với những người nắm giữ vị thế Long Vàng vì 3 lý do: các quỹ ETF còn rất nhiều vàng để bán; động thái của các quỹ ETF củng cố sự bền vững của xu hướng; và các quỹ này thường có tác động lớn nhất đến giá cả.
    • Nói cách khác, đà bán tháo của các quỹ ETF có thể kéo dài trong nhiều tháng, có khả năng khiến giá giảm sâu hơn nữa.
    • Kể từ khi Vàng chạm đáy ở mức $1,051 vào cuối năm 2015, lượng nắm giữ của các quỹ ETF đã tăng hơn 2,000 tấn lên mức kỷ lục 3,459.8 tấn vào ngày 15 tháng 10. Con số đó tương đương với lượng Vàng khai thác toàn cầu trong một năm, theo dữ liệu của Hội đồng Vàng thế giới. Giá trung bình trong giai đoạn đó là $1,365.71/oz, cho thấy các quỹ này đã tích lũy được lợi nhuận đáng kể.
    • Biến động của các quỹ ETF cũng có xu hướng mượt mà hơn và ít thất thường hơn so với tỷ giá giao ngay. Thật vậy, phân tích thống kê cho thấy mức độ tự tương quan cao. Phân tích hồi quy sự thay đổi trong lượng nắm giữ của các quỹ ETF được theo dõi bởi Bloomberg so với những thay đổi của tuần tiếp theo cho ra mối tương quan là 0.5. Điều đó có nghĩa là báo cáo dòng tiền trong tuần là một chỉ báo mạnh mẽ cho những gì xảy ra tiếp theo với giá vàng.
    • Chỉ riêng các nhà đầu tư ETF thì không thể quyết định giá cả. Họ là một phần của nhiều người tham gia thị trường bao gồm “fast money” trên thị trường hợp đồng tương lai, ngân hàng trung ương quản lý dự trữ ngoại hối và nhu cầu của người tiêu dùng đối với vàng thỏi, tiền vàng và trang sức. Điều đó có thể giải thích cho sự phân kỳ giữa giá vàng và dữ liệu dòng tiền của các quỹ ETF vào tuần trước.
    • Tuy nhiên, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy các quỹ này tác động đến giá nhiều hơn so với các yếu tố khác. Với tư cách là người mua Vàng vật chất, họ có tác động lớn hơn đến độ chặt chẽ của thị trường so với thị trường tương lai. Và trong khi họ có xu hướng nắm giữ dài hạn hơn, họ chuyển dịch từ phía cung sang cầu (và ngược lại) nhanh hơn so với người tiêu dùng.
    • Kể từ khi quỹ ETF Vàng đầu tiên ra đời vào năm 2003, lượng nắm giữ của các quỹ này đã di chuyển cùng chiều với giá trong mọi năm.
Dữ liệu dòng tiền của các quỹ ETF vàng diễn biến cùng chiều với giá kim loại quý
  • Giai đoạn cuối năm 2012 đến năm 2016, họ đã bán ra hơn 1,100 tấn kim loại quý, khiến giá giảm khoảng 40% so với cùng kỳ. Và sau khi Trump đắc cử, họ đã bán 250 tấn, khiến giá giảm hơn 15%.
  • Nhìn chung, các nhà đầu tư ETF là yếu tố gây ảnh hưởng lớn nhất đối với Vàng và tín hiệu họ gửi đi đang là “bearish”.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Trump trở lại, danh mục đầu tư nên được điều chỉnh ra sao?
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

Trump trở lại, danh mục đầu tư nên được điều chỉnh ra sao?

Thị trường tài chính đối mặt với nhiều bất ổn khi chính quyền Trump tái thiết lập các chính sách kinh tế đầy thách thức, buộc nhà đầu tư phải tìm kiếm chiến lược phù hợp. Trong bối cảnh rủi ro lạm phát và cơ hội thị trường đan xen, việc cân bằng giữa phòng ngừa rủi ro và tối ưu hóa lợi nhuận dài hạn trở nên cấp thiết.
Donald Trump và bài toán chuyển giao quyền lực: Phô diễn hay tránh né trách nhiệm?
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Donald Trump và bài toán chuyển giao quyền lực: Phô diễn hay tránh né trách nhiệm?

Quá trình chuyển giao quyền lực của Trump đối mặt với nhiều quyết định khó khăn, đặc biệt là trong các vấn đề ngân sách và đối ngoại. Mặc dù ông đã xây dựng một chiến lược tranh cử mạnh mẽ, nhưng hiện tại chưa rõ ông sẽ thực hiện những chính sách này như thế nào khi nắm quyền.
Đâu là điều mà tân Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ cần ưu tiên?
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

Đâu là điều mà tân Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ cần ưu tiên?

Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ thực chất là giám đốc tài chính quốc gia, đồng thời là cố vấn kinh tế chính của Tổng thống. Vai trò của Bộ trưởng bao gồm việc đề xuất và thực hiện chính sách tài khóa, trong đó có việc quản lý nợ công. Với bối cảnh thâm hụt ngân sách hàng nghìn tỷ USD và khoản nợ công hiện tại lên tới 36 nghìn tỷ USD, nhiều người cho rằng nhiệm vụ quan trọng nhất của Bộ trưởng là quản lý khoản nợ khổng lồ này. Tuy nhiên, có một nhiệm vụ khác còn quan trọng hơn: khẳng định rõ ràng rằng việc duy trì đồng USD mạnh vẫn là lợi ích tối cao của Hoa Kỳ.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ