Đà tăng của chứng khoán bị "knock out" bởi tâm lý lo lắng về làn sóng lây nhiễm thứ hai.

Đà tăng của chứng khoán bị "knock out" bởi tâm lý lo lắng về làn sóng lây nhiễm thứ hai.

11:14 22/06/2020

Đà tăng của chứng khoán Mỹ đã chững lại bởi những yếu tố trái ngược như sự gia tăng của số ca nhiễm virus Covid-19 và những nỗ lực của Fed để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Số phận của chứng khoán châu Á không có gì khác biệt, báo hiệu một ngày giao dịch ảm đạm.

Những dấu hiệu tích cực trên phố Wall từ thứ Sáu tuần trước về việc Trung Quốc tăng cường nhập khẩu nông sản từ Hoa Kỳ đã sớm nhường chỗ cho sự bán tháo ồ ạt khi Apple đóng các cửa hàng, báo hiệu những nguy hiểm mà nền kinh tế sẽ đối mặt một lần nữa khi tốc độ lây lan của virus Covid-19 tăng chóng mặt. Đó là một lời nhắc nhở rằng đại dịch vẫn đang hiện hữu và là rủi ro chính trên thị trường.

Những ca nhiễm mới tại Bắc Kinh đã khiến cư dân nơi đây trở lại với lệnh phong tỏa một phần, trong khi đó số ca nhiễm tại Mỹ tiếp tục gia tăng. Rõ ràng thị trường đang chuẩn bị tâm lý cho làn sóng Covid-19  thứ hai khi Vàng và trái phiếu Kho bạc lấy lại đà tăng. Các cổ phiếu ngành công nghệ sinh học trên S&P 500 cũng đã vượt qua mức cao nhất vào thứ Sáu, cho thấy sẽ cần thêm nỗ lực để ngăn chặn sự lây lan của virus.

Ở châu Á, giới đầu tư cũng phản ứng tương tự khi đổ tiền và các công ty công nghệ “stay-at-home”, bao gồm cả các công ty sinh học, đẩy thị giá cổ phiếu lên cao. Bất chấp những nỗ lực của Ngân hàng Trung ương trong việc chống lại đà giảm giá của tài sản rủi ro, virus vẫn sẽ là mối hiểm họa tiềm tàng trên thị trường chứng khoán.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!

Kamala Harris đã giành chiến thắng trong cuộc tranh luận tổng thống với Trump. Harris nổi bật với tầm nhìn hướng tới tương lai, nhấn mạnh các chủ đề như quyền phá thai, pháp quyền và chính sách đối ngoại liên quan đến chiến tranh ở Ukraine và Gaza. Ngược lại, Trump tập trung vào chỉ trích chính quyền hiện tại mà không đưa ra kế hoạch hay sáng kiến cụ thể.
Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?

Sau cuộc họp FOMC, Fed đã bắt đầu "bước ngoặt chính sách" bằng việc cắt giảm lãi suất 50 bps, dự kiến tiếp tục nới lỏng trong năm 2024 - 2026, song thị trường cần thận trọng theo dõi các chỉ báo quan trọng như XRT, DBC, DBA và diễn biến của USD để đánh giá triển vọng kinh tế vĩ mô và xu hướng thị trường tài chính.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ