Đà tăng của giá dầu liệu có thể tiếp tục vào năm 2021?
Trần Linh Phương
FX Trader
Với dự đoán về một làn sóng lockdown và hạn chế khác trên khắp châu Âu, giá dầu có thể đối mặt với những thách thức mới.
- Tin tức về vắc-xin và tổng thống Biden đã mang lại sự lạc quan cho các nhà đầu tư khiến thị trường chứng khoán tăng điểm.
- WTI chạm gần $50 trong khi Brent vượt qua $50 lần đầu tiên kể từ tháng Ba.
- Tuy nhiên, tin tức về một chủng COVID19 mới đã gây ra hoảng loạn và đặt ra dấu hỏi lớn về triển vọng phục hồi.
- Với dự đoán về một làn sóng lockdown và hạn chế khác trên khắp châu Âu, nhu cầu dầu có thể đối mặt với những thách thức mới.
- Trong khi đó, sản lượng dầu của Libya đã đạt mức cao mới và OPEC + đã cắt giảm sản lượng dầu mỏ thêm 500,000 thùng/ngày. Lập trường của Biden về Trung Quốc vẫn được giữ nguyên và các giàn khoan đều tăng về số lượng. Giá dầu, khi chúng ta bước sang năm mới, chắc chắn sẽ giảm.
Giá dầu đã có một đợt phục hồi ấn tượng với Brent lần đầu tiên vượt qua mức 50 USD kể từ tháng 3 năm 2020 và WTI gần như chạm mức 50 USD. Tin tức về vắc-xin và hiệu quả của nó cộng với nhiệm kỳ mới của tổng thống Biden chắc chắn đã có tác động rất tích cực đến thị trường và nhà đầu tư với chỉ số niềm tin kinh doanh Scotland tăng cao nhất kể từ đại dịch và Chỉ số kinh doanh IFO của Đức cũng kết thúc vào tháng 12 cao hơn so với tháng trước. Tuy nhiên, tin tức gần đây về một chủng COVID19 mới ở Anh, chắc chắn đã làm giảm sự lạc quan với những lời nhắc nhở về sự thận trọng.
Trong thời điểm bất ổn như vậy, câu hỏi đặt ra là liệu đợt tăng này có bền vững và/hoặc giá dầu có thể tiếp tục lao dốc nữa không?
Sau tin tức về virus, hơn 40 quốc gia đã áp dụng lệnh cấm du lịch đối với các chuyến bay từ Vương quốc Anh. Chính phủ thông báo London sẽ chuyển sang Cấp độ 4 - phong tỏa hoàn toàn. Với Giáng sinh sắp đến gần sẽ là một cú huých lớn cho nền kinh tế, đặc biệt là các nhà bán lẻ. Thị trường dầu giảm giá do những lo ngại mới về một làn sóng hạn chế khó khăn hơn và việc khóa cửa kéo dài. Brent giảm 6% khi trượt xuống dưới $50 trong khi WTI cũng giảm gần $3. Mức giá hiện tại đơn giản là không bền vững và chúng ta sẽ chứng kiến sự sụt giảm mạnh khi bước sang năm sau.
Bây giờ trước khi chúng ta thảo luận về việc liệu giá có tiếp tục tăng vào năm 2021 hay không, cần lưu ý rằng tâm lý trong hiện tại đóng vai trò quan trọng hơn hơn trong việc xác định quỹ đạo của giá hơn là các yếu tố cơ bản. Thật là mỉa mai và ngạc nhiên khi thấy thị trường tăng điểm trong những tuần gần đây - thậm chí trước cả tin vắc xin - trong khi các ca bệnh trên khắp thế giới đã chạm mức cao mới. Ví dụ vào ngày 10/11, Hoa Kỳ đã ghi nhận kỷ lục 130,000 trường hợp nhiễm bệnh trong một ngày, chỉ số S&P 500 ngày hôm đó mở và đóng cửa mà không có nhiều sự thay đổi. Đến tháng 7 năm 2020 số ca tử vong do COVID19 ở Mỹ là 150,000 và 4.2 triệu ca nhiễm bệnh - chỉ số S&P 500 vào thời điểm đó là từ 2,900 giảm còn 2,300. Tuy nhiên, trước khi công bố tiêm chủng tức là ngày 9 tháng 11 năm 2020, số ca tử vong đã tăng lên 216,025 vào giữa tháng 10 trong khi chỉ số S&P 500 dao động quanh mức 3,500! Điều đó rõ ràng là không logic khi so sánh con số 216,000 người tử vong so với 150,000. Điều này cho thấy thị trường đang chuyển động theo cảm tính. Các trường hợp tử vong - bất kể chúng tăng nhanh đến mức nào - đã trở thành một tin tức bình thường và ít khả năng thay đổi hành vi của các nhà đầu tư.
Thị trường và nhà đầu tư dường như định giá theo các yếu tố/biến số. Tương tự, tin tức về vắc-xin Pfizer có hiệu quả 90% đã làm tăng vọt các thị trường; tuy nhiên, hoạt động kinh tế toàn cầu, tính lưu động và các chỉ số khác ít nhiều giống nhau hoặc không có bất kỳ cải thiện mạnh mẽ nào.
Sự phục hồi của giá dầu hiện tại là do tác động của một tâm lý tăng giá tương tự, không phải là kết quả của những thay đổi trong các phân tích cơ bản. Ví dụ, nhu cầu nhiên liệu máy bay toàn cầu, chiếm gần 10% nhu cầu dầu, vẫn giảm với việc IEA tuyên bố giảm tiêu thụ nhiên liệu máy bay góp phần làm giảm 80% lượng tiêu thụ dầu trong năm tới. (?)
Về giao thông đường bộ, mặc dù báo cáo của IEA nói rằng sẽ phục hồi trở lại mức 2019 vào năm sau, các con số dường như cho thấy điều ngược lại. Mức sử dụng đường toàn cầu đang giảm 20-25% và như Mark Rossano của Primary Vision Network cho biết rằng tốc độ này đang chậm lại ở các khu vực của Châu Á, ổn định ở Châu Âu nhưng tồi tệ hơn ở Hoa Kỳ và có thể giảm thêm xuống 30%.
Để so sánh giữa các khu vực, hãy xem bên dưới:
Lý do khiến đà tăng hiện tại này không bền vững là mặc dù có tin tức về vắc-xin, nhu cầu dầu còn lâu mới quay trở lại mức trước đại dịch. OPEC, EIA và IEA đều đồng tình rằng nhu cầu sẽ thấp hơn 10 triệu thùng /ngày so với cuối năm ngoái.
Như được nhấn mạnh bởi một báo cáo mới công bố gần đây của Primary Vision Network, tồn kho dầu thương mại tiếp tục tăng lên ở khắp Biển Bắc và châu Âu. Các kho dự trữ của OECD vẫn cao hơn mức năm 2016 mặc dù đã giảm trong ba tháng qua.
Giờ đây, chủng virus mới này chắc chắn đã làm ảnh hưởng đến tâm lý tích cực phổ biến, làm dấy lên những nghi ngờ về tốc độ phục hồi kinh tế mà chúng ta được cho là đã có dấu hiệu tích cực. Rõ ràng, nó cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phục hồi nhu cầu dầu toàn cầu vì nếu sự đột biến này kết quả kiểm tra thậm chí còn nghiêm trọng hơn, thì các biện pháp phong tỏa và hạn chế có thể vẫn tiếp diễn ra trong 6 tháng hoặc lâu hơn. Ảnh hưởng đến tâm lý người tiêu dùng và niềm tin của doanh nghiệp cũng sẽ rất sâu sắc.
Nhìn chung, sự lạc quan của đà tăng giá hiện tả khó có thể tồn tại lâu. Giá sẽ giảm khi chiến tranh thương mại với Trung Quốc cũng có thể khởi động lại hoặc chúng ta có thể không thấy mối quan hệ mềm dịu hơn vì dường như không có dấu hiệu nào về điều đó.
Một khía cạnh quan trọng khác là viễn cảnh gian lận giữa các thành viên OPEC +. Với mức tăn gần đây 500,000 thùng/ngày, dư địa cho việc vượt hạn ngạch của họ tăng lên. Tháng trước vào tháng 11, các thành viên của OPEC đã bơm thêm 670,000 thùng/ngày so với tháng 10 năm 2020. Sản lượng của Libya dự kiến đạt 1.3 triệu thùng/ngày. Các thành viên được miễn cắt giảm sản lượng đang bổ sung thêm 600,000 thùng/ngày vào thị trường. Nga, một trong những thành viên quan trọng của liên minh OPEC + mới này, đã lên tiếng ủng hộ việc tăng thêm 500,000 thùng/ngày vào thị trường bất chấp lo ngại về một đợt giảm tốc nữa do căng thẳng mới nói trên.
Ngưỡng cản tâm lý $50 thực sự quan trọng khi WTI đạt đến gần nhưng không thể phá vỡ mốc này. WTI có thể nhận được hỗ trợ mạnh mẽ xung quanh 45.66 và 43.50 và sau đó là 43.20. Nhưng như chúng ta đã thấy các mức hỗ trợ và kháng cự này phá vỡ như thể chúng không tồn tại - khi tâm lý thay đổi.
Việc thực hiện một vị thế mua tại mức giá gần $50 có thể gây nguy hiểm cho các nhà đầu tư. Một sự điều chỉnh sẽ sớm xảy ra - chúng tôi đã thấy một dấu hiệu rõ ràng khi giá giảm gần đây. Nó có thể được kích hoạt bởi bất kỳ tin tức hoặc diễn biến nào có thể khiến tâm lý thay đổi, chẳng hạn như trao đổi hùng biện mạnh mẽ giữa Trung Quốc và Mỹ về cuộc chiến thương mại đang diễn ra hoặc khả năng gia tăng thêm sản lượng của OPEC + và/hoặc nếu bất kỳ thành viên nào từ OPEC bắt đầu có hành vi vi phạm cam kết. Các biến chứng khác của virus cũng có thể ảnh hưởng đến tâm lý thị trường hiện tại.
Việc tung ra vắc-xin chắc chắn đã mở ra một thế giới hậu đại dịch. Nhưng sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu, kéo theo nhu cầu đối với dầu, là một quá trình diễn ra từ từ. Sẽ mất thời gian để thế giới trở lại bình thường và duy trì ổn định. Dự đoán tốt nhất có thể là cuối năm 2021. Trước đó, sẽ còn có rất nhiều bất ổn có thể xảy ra.