Dân số đang giảm - cơ hội để các nhà đầu tư điều chỉnh danh mục?

Dân số đang giảm - cơ hội để các nhà đầu tư điều chỉnh danh mục?

Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

20:38 22/08/2024

Đầu tư cổ phiếu là một “trò chơi” dài hạn. Các nhà kinh tế luôn nghiên cứu tìm kiếm những động lực tăng trưởng dài hạn để mang lại cho công ty lợi thế cạnh tranh và giành chiến thắng trong “trò chơi”. Nhân khẩu học có thể là một trong những động lực tăng trưởng đó. Trong những thập kỷ gần đây, sự gia tăng dân số lao động ở các thị trường mới nổi đã thúc đẩy sự gia tăng tiêu dùng, mang lại lợi ích cho các công ty như Nestlé, Coca-Cola và chủ sở hữu KFC Yum Brands.

Hãy lấy Trung Quốc làm ví dụ. Trong 50 năm qua, số người trong độ tuổi từ 15 đến 64 đã tăng từ hơn 500 triệu lên gần một tỷ người.

Các nhà thống kê và chính trị gia luôn có xu hướng suy diễn về sự gia tăng dân số không thể tránh khỏi và sau đó “hoảng loạn”. Vì vậy, Thomas Malthus vào năm 1798 đã phát biểu: “Tất cả chúng ta sẽ chết đói”, cảnh báo về rủi ro của biến đổi khí hậu và tác động của sự gia tăng dân số đối với môi trường ngày nay.

Dự báo dân số của Liên hợp quốc vào năm 2015 cho biết ​​dân số toàn cầu sẽ là 11.2 tỷ người vào năm 2100. Hiện tại, con số được dự báo là 10.2 tỷ người. Các nhà thống kê đang phải đảo ngược các phép suy diễn của họ - ở một số khu vực khá đáng lo ngại. Nếu sự gia tăng dân số là đáng lo ngại, thì sự thay thế cũng đáng ngại không kém. Hãy lấy tỷ lệ sinh, vốn đã thấp và đang giảm ở Nhật Bản và Ý trong 20 năm, nhưng giờ đây có vẻ như con số này đang giảm ở toàn cầu. Số liệu của World Bank cho thấy vào năm 1963, tỷ lệ sinh trung bình trên thế giới đạt đỉnh ở mức 5.3 trẻ em/1 phụ nữ. Mức hiện tại là dưới 2.3 - nếu con số này dưới mức 2.1 tức là dân số đang giảm.

Một phần lớn của sự suy thoái này đến từ các thị trường mới nổi. Tỷ lệ của Ấn Độ đã giảm từ 6 xuống 2 trong giai đoạn này. Khu vực châu Phi cận Sahara cũng đang đi theo quỹ đạo giảm tương tự. Khu vực Đông Á đã giảm mạnh từ mức 7.5 vào năm 1963 xuống mức 1.5. Tất cả dữ liệu này cho thấy dân số giảm rất đáng kể.

Có nhiều giả định về mức sinh. Một số người tin rằng chúng phụ thuộc vào văn hóa hoặc tôn giáo, những người khác cho rằng độ tuổi kết hôn và việc áp dụng biện pháp tránh thai có ảnh hưởng lớn hơn. Nhiều người tin rằng ở Anh - nơi tỷ lệ cũng đang có xu hướng giảm - chúng chủ yếu được xác định bởi khả năng chi trả cho nhà ở và dịch vụ chăm sóc trẻ em. Nhưng tỷ lệ sinh thấp hơn tại Đức và Ý, mặc dù giá nhà và dịch vụ chăm sóc trẻ em rẻ hơn so với Anh.

Cuối cùng, dân số có xu hướng tăng khi người dân nghèo hơn. Dân số tỷ lệ nghịch với sự giàu có, đặc biệt là khi giáo dục và cơ hội việc làm của phụ nữ được cải thiện. Kết quả là, nếu không có nhập cư, dân số sẽ già đi và thu hẹp lại. Số lượng người nộp thuế trong độ tuổi lao động ít hơn sẽ phải hỗ trợ nhiều người nghỉ hưu hơn.

Để thấy được tác động của điều này, chỉ cần đến thăm Nhật Bản, nơi có tỷ lệ sinh dưới mức cân bằng trong nhiều thập kỷ và các chính sách tránh nhập cư. Vài năm trước, tại Takayama, một thị trấn cổ ở Tỉnh Gifu miền núi của Nhật Bản. Người ta nhanh chóng nhận ra rằng thị trấn này có công năng sử dụng lớn hơn 1/4 so với dân số tại đây. Có rất nhiều người già nhưng rất ít trẻ em.

Như Paul Morland giải thích trong cuốn sách gần đây của mình, No One Left, dân số Nhật Bản đã tăng lên hơn 100 triệu người vào những năm 1960 và sẽ giảm xuống mức đó vào những năm 2050. Khi dân số tăng lên, mỗi một người già tương ứng sẽ có 9 lao động nộp thuế, khi dân số giảm, con số này chỉ còn 1.5 lao động.

Ở Trung Quốc, các con số từ World Bank thậm chí còn ảm đạm hơn. Nhìn về tương lai 30 năm nữa, tỷ lệ dân số đã nghỉ hưu - 1/25 vào năm 1974 - được dự báo sẽ tăng vọt lên 1/3. Đến năm 2100, mỗi người lao động sẽ phải hỗ trợ một người về hưu.

Vậy những xu hướng này có ý nghĩa gì đối với các nhà đầu tư cổ phiếu?

Sẽ có một nguồn nhân lực mới ngày càng thu hẹp trong 20 năm tới và hơn thế nữa. Ở Nhật Bản, nhóm này không có nhiều năng lực trong việc đàm phán tăng lương, nhưng điều này có vẻ không phải như vậy ở Anh, nơi các công ty luật ở City trả lương khởi điểm vượt quá 100,000 GBP.

Các công ty có ít nhân viên trên mỗi đô la doanh thu sẽ ít phải chịu áp lực về tiền lương hơn. Và điều đến lúc công nghệ xuất hiện. Ví dụ, Apple chỉ sử dụng 161,000 lao động - cho việc sản xuất thiết bị thuê ngoài. Tương tự như vậy, công ty phần mềm Adobe chỉ sử dụng 30,000 người.

Tụt lại trong lĩnh vực công nghệ là Amazon, vì họ tự mình thực hiện tất cả hoạt động giao hàng. Họ sử dụng hơn 1.5 triệu lao động trên toàn thế giới - ngang hàng với NHS và Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa. Các nhà bán lẻ khác, chẳng hạn như các cửa hàng tạp hóa ở Anh, có số lượng nhân viên lớn và biên lợi nhuận chỉ khiêm tốn, khiến họ rất nhạy cảm với áp lực tiền lương.

Điều này có nghĩa là sẽ có áp lực kinh tế đáng kể để áp dụng công nghệ tự động hóa. AI chắc chắn sẽ đóng một vai trò quan trọng, không chỉ thông qua ChatGPT mà còn thông qua việc nâng cao hiệu suất trong các lĩnh vực tốn nhiều lao động khác, chẳng hạn như các dịch vụ của chính phủ. Các công ty như Accenture, với khả năng hỗ trợ việc áp dụng AI trong các tổ chức, có vẻ như sẽ thấy nhu cầu về lời khuyên của họ cao hơn trong nhiều năm tới.

Dân số già hóa sẽ thúc đẩy nhu cầu chăm sóc sức khỏe và cần phải nâng cao năng suất hơn trong việc cung cấp dịch vụ chăm sóc đó. Các công ty hàng đầu trong lĩnh vực tự động hóa sức khỏe bao gồm công ty chẩn đoán Danaher, công ty quản lý hồ sơ bệnh nhân Cerner, hiện thuộc sở hữu của Oracle, nhà sản xuất máy quét Siemens Healthineers và các công ty đa năng như Philips Healthcare.

Không thể nói bất kỳ công ty nào trong số này sẽ hoạt động như thế nào trong những tuần tới, nhưng chúng nằm trong danh sách các “ứng cử viên” của danh mục đầu tư và đáng để cân nhắc vì tiềm năng dài hạn của chúng.

Financial Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!

Kamala Harris đã giành chiến thắng trong cuộc tranh luận tổng thống với Trump. Harris nổi bật với tầm nhìn hướng tới tương lai, nhấn mạnh các chủ đề như quyền phá thai, pháp quyền và chính sách đối ngoại liên quan đến chiến tranh ở Ukraine và Gaza. Ngược lại, Trump tập trung vào chỉ trích chính quyền hiện tại mà không đưa ra kế hoạch hay sáng kiến cụ thể.
Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?

Sau cuộc họp FOMC, Fed đã bắt đầu "bước ngoặt chính sách" bằng việc cắt giảm lãi suất 50 bps, dự kiến tiếp tục nới lỏng trong năm 2024 - 2026, song thị trường cần thận trọng theo dõi các chỉ báo quan trọng như XRT, DBC, DBA và diễn biến của USD để đánh giá triển vọng kinh tế vĩ mô và xu hướng thị trường tài chính.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ