Đằng sau quyết định giữ nguyên chính sách của ECB trong cuộc họp tháng 4
Tùng Trịnh
CEO
Ngân hàng Trung ương châu Âu không thay đổi các công cụ mà họ đã áp dụng để chống lại cuộc khủng hoảng, khẳng định rằng các chính sách kích thích hiện tại của họ đủ mạnh để đưa nền kinh tế đi đúng hướng và phục hồi vào cuối năm nay.
Hội đồng thống đốc ECB giữ quy mô chương trình mua trái phiếu đại dịch của mình ở mức 1.85 nghìn tỷ euro (2.2 nghìn tỷ USD), xác nhận rằng kế hoạch mua trái phiếu sẽ được triển khai với tốc độ cao trong quý này.
Các quan chức cũng giữ lãi suất huy động ở mức -0.5% và cho biết họ sẽ tiếp tục cung cấp các khoản vay dài hạn cho các ngân hàng để giữ dòng tín dụng cho các doanh nghiệp và hộ gia đình.
Tại cuộc họp cuối cùng vào tháng 3, ECB đã cam kết đẩy mạnh đáng kể tốc độ mua tài sản để ngăn chặn hậu quả của đợt bán tháo trái phiếu chính phủ được thúc đẩy bởi sự phục hồi kinh tế nhanh chóng của Hoa Kỳ từ đại dịch coronavirus. Những động thái thị trường như vậy gây rủi ro cho hoạt động của khu vực đồng euro, vì lợi suất TPCP được sử dụng làm tham chiếu cho chi phí vay ngân hàng cho các công ty và hộ gia đình.
ECB đã chi trung bình 17 tỷ euro mỗi tuần cho chương trình mua tài sản của họ kể từ đó, tăng từ khoảng 14 tỷ mỗi tuần trong những tuần đầu tiên của năm 2021. Mục đích là giữ cho chi phí đi vay cho các công ty, hộ gia đình và chính phủ trên toàn khu vực đồng euro ở mức thấp trong đại dịch. Hoạt động mua tài sản dự kiến kéo dài đến cuối tháng 3 năm 2022.
Hơn 60% các nhà kinh tế trong một cuộc khảo sát gần đây của Bloomberg kỳ vọng ECB sẽ thực hiện theo mốc thời gian đó, bất chấp những cam kết thường xuyên từ các quan chức rằng họ sẽ gia hạn và mở rộng chương trình nếu cần.
Liên minh châu Âu đã tăng cường đáng kể tốc độ tiêm chủng trong những tuần gần đây, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phục hồi kinh tế mà dự kiến sẽ đạt được sức mạnh trong nửa cuối năm nay. Hiện tại, nhiều khu vực trong khối vẫn đang phải đối mặt với những lệnh hạn chế chặt chẽ nhằm chống lại sự lây nhiễm.
Kế hoạch cập nhật của ECB có thể làm mờ đi hy vọng của các nhà đầu tư đang cố gắng đánh giá ý định của ECB về chính sách trong giai đoạn phục hồi. Điều đó làm dấy lên nỗi ám ảnh về chi phí đi vay biến động mạnh - hay còn gọi dưới cái tên "taper tantrum" - có thể làm suy yếu khả năng phục hồi của khu vực sau các đợt giãn cách.
Giám đốc ngân hàng trung ương Bỉ Pierre Wunsch cho biết trong tháng này, ông hy vọng ECB có thể bắt đầu các cuộc đàm phán giảm QE “trong một khung thời gian hợp lý”, và đồng cấp người Hà Lan Klaas Knot của ông đề nghị giảm bớt các giao dịch mua tài sản từ quý III.
Thống đốc NHTW Pháp Francois Villeroy de Galhau đã đề xuất chuyển đổi từ hình thức mua trái phiếu đại dịch sang phiên bản “điều chỉnh” của chương trình mua cũ hơn, đồng thời duy trì lãi suất âm, các khoản vay ngân hàng dài hạn và định hướng chính sách về lạm phát của chương trình này.