Đánh giá rủi ro địa chính trị không hề đơn giản

Đánh giá rủi ro địa chính trị không hề đơn giản

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

13:21 23/02/2022

Đánh giá rủi ro địa chính trị rất khó. Hoặc ta có quá nhiều, hoặc quá ít luật, và không có đủ các sự kiện trong quá khứ để đưa ra góc nhìn lịch sử.

Tại Ukraine, ta mới chỉ có một trường hợp tương tự, Nga sáp nhập bán đảo Crimea cuối tháng 2/2014. EUR giảm từ 1.3594 (đỉnh tháng Một) xuống 1.2752 (đáy tháng Ba), nhưng sau đó hồi lên 1.3698 (đỉnh tháng Sáu). Ý ở đây là, nếu Nga xâm lược láng giềng châu Âu, EUR thường sẽ giảm, nhưng không nhất thiết như vậy.

Và đây là thời điểm hoàn hảo để có những quan điểm trái ngược. Nghĩ xem, liệu chứng khoán Mỹ có hồi phục nhẹ? Các HĐTL đang chỉ đến điều đó. Đợt di tản sang tài sản phòng hộ như JPY và CHF cũng không kéo dài lâu. AUD và NZD thì đang rất ổn định, nhưng CAD có vẻ không như vậy. Và vàng đang thoái lui từ 1,900, có vẻ do động thái chốt lời.

Hãy nhìn vào lịch kinh tế - đúng ra ta phải có đầy sự kiện liên quan đến đối ngoại. Trong tuần này, ta sẽ có số liệu giá nhà tại Mỹ, PMI, niềm tin người tiêu dùng, và số liệu GDP quý IV. Một số chuyên gia phân tích cho rằng đợt điều chỉnh PCE cuối tuần này sẽ rất quan trọng. Câu hỏi là liệu sẽ có điều gì thay đổi triển vọng tăng lãi suất tháng Ba từ 25 lên 50bp? Công cụ FedWatch của CME hiện đưa ra khả năng Fed tăng 50-75bp trong tháng Ba ở mức 25% - tuần trước, con số này là 58.9%.

Lần này sẽ khác - hoặc đó là 4 từ ngờ nghệch nhất trong tài chính. Lần cuối Nga đánh Ukraine, thế giới chưa sẵn sàng. Ukraine chưa sẵn sàng. Lần này, dấu hiệu đã có từ rất sớm và trong khi phương Tây không thể làm những gì mình có thể làm, họ cũng đã làm gì đó, như cung cấp vũ khí hay áp đặt trừng phạt. Ta sẽ nghe thêm về trừng phạt trong tuần này vì có vẻ tổng thống Putin còn lâu mới rút quân về.

Với phần còn lại của thế giới, điều Nga có lợi thế đó là palladium, chiếm tới 45.6% nguồn cung toàn cầu. Dầu cũng vậy, nhưng giá lên gần $100/thùng sẽ khiến thợ đào tại Mỹ thèm thuồng. Khí đốt sẽ tăng giá, nhưng Nga cần tiền, nên có thể sẽ lại không. Ảnh hưởng của các lệnh trừng phạt không hề rõ ràng chút nào.

Và như vậy, ta phải theo dõi từng động thái của Fed. Cuộc họp chính sách tiếp theo sẽ đến trong 22 ngày. Quyết định của họ có thể sẽ có trọng lượng với thị trường hơn câu chuyện từ Nga.

Về Ukraine, có 2 thứ đáng nói. Thứ nhất, Economist có một tấm bìa hình Putin tự sơn mình vào góc nhà (ám chỉ tự đưa mình vào thế khó). Liệu ông có nhảy cóc ra được khỏi Donbass, và sau đó từ bỏ?

Thứ Hai, cựu Ngoại trưởng Ba Lan Rad Sikorsky có nói rằng Putin không muốn thay đổi gì trong các thỏa thuận an ninh. Ông muốn Ukraine. Câu chuyện NATO chỉ là để đánh lạc hướng. Ukraine không thể tham gia NATO vì Đức sẽ không bao giờ chấp thuận. Cách phòng thủ tốt nhất không phải ngoại giao, mà là tên lửa. Hơn nữa, một đánh giá tình hình tại Ukraine từ Economist cũng nhìn lại lịch sử của trừng phạt: Chúng không có tác dụng.

Ukraine toi rồi. Họ đã toi hàng trăm lần trong lịch sử. Hitler từng muốn Ukraine để hạn chế sự thiếu lương thực của quân đội Đức trong thế chiến I. Một quan chức NATO tên Thierry Etienne Joseph Rotty từng nói rằng thiếu lương thực là một lý do quan trọng cho sự thất bại của Đức, nhưng Đức không thể nhận tiếp tế từ Ukraine vì “nông nghiệp Ukraine đã kiệt quệ do chiến tranh và phần lớn gia súc đã bị tịch thu bởi quân đội Đức và Nga. Đến cuối năm 1918, Đức cũng thiếu hụt phương tiện di chuyển, và họ phải tịch thu chó để thay ngựa. Tình hình ảm đạm như vậy đấy. Vậy khi nhìn vào Ukraine bạn thấy gì? Vô số những câu chuyện đau lòng. Nhiều sử gia nói rằng chiến tranh đã phá hủy Ukraine nhiều hơn bất kỳ nơi nào khác. Các con số không kể hết - 5-7 triệu người Ukraine đã bỏ mạng trong thế chiến II, chỉ đứng sau Nga và Ba Lan.

Về đường ống Nord Stream 2, Đức đã bỏ nó. Không sao cả. CEO của “hệ thống truyền tải khí đốt” Ukraine nói rằng Đức không cần nó. “Nếu Đức tăng gấp đôi nhập khẩu từ Nga trong năm 2022, hệ thống đông-tây hiện tại vẫn có thể chịu thêm tải mà còn thừa công suất. Thậm chí, Đức có thể tăng gấp ba nhập khẩu khí đốt từ Nga mà không cần Nord Stream 2.” Nếu Nord Stream 2 bắt đầu hoạt động, dòng khí đốt từ Ukraine sẽ bị cắt đứt và Gazprom (công ty khí đốt quốc hữu Nga) sẽ kiểm soát toàn bộ đường ống sang châu Âu.

Điều này có vẻ đúng, dưới góc nhìn kinh tế. Đức không cần Nord Stream 2. Politico nói rằng thậm chí Đức cũng thừa nhận không cần tới công suất của Nord Stream 2. “Và đó chính là vấn đề. Nord Stream 2 không là về tăng công suất, mà về thay thế đường ống khí đốt từ Nga sang châu Âu.” Nói cách khác, nó là vấn đề chính trị.

Hơn nữa, với tổng công suất lên tới 110 tỷ mét khối khí đốt, Nord Stream không chỉ đánh vào thị trường Đức. Tổng thống Putin và nguyên thủ tướng Đức Gerhard Schröder (bây giờ là lãnh đạo cấp cao tại Gazprom) muốn phục vụ nhu cầu khí đốt của cả Bắc Âu.

“Nhưng ngay cả với yếu tố đó, phía chỉ trích vẫn nói Nord Stream 2 thừa thãi. Họ chỉ đến nguồn khí đốt mới, từ Mỹ, hay cả Thổ Nhĩ Kỳ (TurkStream). ‘Đường ống là một vấn đề chính trị, thừa thãi với nguồn cung, quá đắt, không phù hợp với mục tiêu khí hậu của EU,’ Claudia Kemfert, một chuyên gia kinh tế năng lượng có tiếng nói tại Đức cho biết.”

Cử tri Đức thích đường ống Nord Stream 2 vì đường ống Ukraine thường bị rò (và cần hàng tỷ USD để sửa chữa), và họ thích có thêm nguồn cung. Nhưng họ có vẻ không nhận ra nếu đâm đầu theo Nord Stream 2, Nga sẽ nắm trọn quyền kiểm soát.

Ukraine hiện tại có một tổng thống và một bộ trưởng quốc phòng nói những điều đúng đắn, có tầm nhìn, cao thượng. Đúng là tình hình hiện tại đã chỉnh đốn lại NATO, vốn đã kiệt quệ do tổng thống Trump. Không có ai hỏi câu hỏi ai cũng muốn biết câu trả lời - tại sao không đưa Ukraine vào NATO hay EU, ngay lập tức? Có nhiều lý do, nhưng nếu những thành viên có nhiều tiếng xấu như Ba Lan, Hungary hay Thổ Nhĩ Kỳ có thể vào, sao không tạo điều kiện cho Ukraine? Ukraine cũng đâu có hỏi gì. Một số trang báo đang nói Thụy Điển và Phần Lan đang nghĩ đến việc tham gia NATO, cả 2 quốc gia đều bác bỏ, nhưng Phần Lan cũng nói rằng sẽ ủng hộ đồng minh châu Âu và Mỹ.

Ukraine là quốc gia lớn nhất châu Âu. Nghe thật ngớ ngẩn nếu cả Albania và Montenegro đều trong NATO, còn Ukraine thì không. Chả có quốc gia nào nằm ở Bắt Đại Tây Dương cả. Nhưng mà Afghanistan đâu có ở đó, trong khi họ là một thành viên NATO.

FXStreet

Broker listing

Cùng chuyên mục

Cổ phiếu ngành khai thác: Chiến thuật tối ưu trong sóng giảm
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Cổ phiếu ngành khai thác: Chiến thuật tối ưu trong sóng giảm

Thanh khoản thị trường đang ở mức thấp. Đây là hiện tượng thường thấy khi các giai đoạn biến động mạnh thường được tiếp nối bởi những chu kỳ ổn định tương đối, khi thị trường tích lũy để chuẩn bị cho một đợt dịch chuyển mới. Trong bối cảnh hiện tại, cần lưu ý rằng sau khi giá vàng đảo chiều tại ngưỡng Fibonacci 61.8% (và cả mức 50%), giá đã không thể hồi phục lên vùng cao hơn. Do đó, tín hiệu bán được xác nhận bởi sự đảo chiều này vẫn duy trì hiệu lực.
Báo cáo thị trường năng lượng: Song hành chiến sự và thương chiến
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Báo cáo thị trường năng lượng: Song hành chiến sự và thương chiến

Thị trường trải qua những biến động mạnh trong tuần lễ Tạ ơn - vốn đã có xu hướng biến động cao - do tác động kép từ các cuộc chiến tranh thương mại và xung đột quân sự. Tuyên bố của Tổng thống Trump về kế hoạch áp thuế quy mô lớn đối với Canada, Mexico và Trung Quốc đã tạo ra làn sóng hoảng loạn nhất thời trên thị trường.
Thị trường chứng khoán Mỹ lập đỉnh lịch sử sau thỏa thuận ngừng bắn tại Israel
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Thị trường chứng khoán Mỹ lập đỉnh lịch sử sau thỏa thuận ngừng bắn tại Israel

Thị trường tài chính Mỹ vừa chứng kiến một chuỗi thành tích ấn tượng khi các chỉ số chứng khoán liên tiếp lập đỉnh mới bất chấp kế hoạch tăng thuế của Tổng thống đắc cử Donald Trump. Làn sóng lạc quan còn được thổi bùng khi căng thẳng tại Trung Đông hạ nhiệt sau thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hezbollah.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ