Dầu đi ngang, chịu áp lực từ USD bất chấp tồn kho giảm sâu

Dầu đi ngang, chịu áp lực từ USD bất chấp tồn kho giảm sâu

Nguyễn Mai Vinh

Nguyễn Mai Vinh

Junior Analyst

12:17 03/08/2023

Giá dầu tăng nhẹ vào thứ Năm sau khi giảm mạnh trong phiên trước đó, sự phục hồi của USD đã cản lại tác động tích cực lên giá của việc tồn kho của Mỹ giảm đáng kể trong tuần qua.

Tâm lý lo ngại rủi ro gia tăng sau khi cơ quan xếp hạng Fitch hạ xếp hạng tín dụng của Hoa Kỳ thúc đẩy các nhà kinh doanh dầu chốt lời. Giá dầu đã được giao dịch ở mức cao nhất trong vòng ba tháng trước khi giảm vào thứ Tư.

Giá dầu Brent tăng 0.3% lên mức USD 83.45/thùng, trong khi dầu WTI tăng 0.3% lên USD 79.72/thùng. Cả hai hợp đồng dầu đều giảm gần 2% trong tuần này, sau 5 tuần tăng mạnh liên tiếp.

USD mạnh lên cản lại tác động tích cực lên giá của việc tồn kho giảm

Bất chấp việc Fitch hạ bậc tín nhiệm của chính phủ Mỹ, USD tăng mạnh trong tuần này do có dữ liệu cho thấy nền kinh tế Hoa Kỳ có khả năng phục hồi. Kết quả bảng lương ADP cao hơn mong đợi vào thứ Tư là động lực cho đồng bạc xanh, cho thấy sức mạnh của thị trường lao động trước dữ liệu bảng lương chính phủ được công bố vào thứ Sáu.

Đà tăng của USD nhờ sức mạnh của nền kinh tế Mỹ gây ảnh hưởng tới hầu hết các hàng hóa được định giá bằng đồng bạc xanh.

Giá dầu tăng cũng làm dấy lên một số lo ngại rằng lạm phát sẽ vẫn ở mức cao, buộc Fed phải tăng lãi suất nhiều hơn.

Góc nhìn này cân bằng lại sự lạc quan về việc nguồn cung thắt chặt, vì dữ liệu chính thức cho thấy lượng dầu tồn kho của Mỹ đã giảm hơn 17 triệu thùng trong tuần cuối tháng 7, cao hơn nhiều so với kỳ vọng giảm 1.4 triệu thùng.

Mức giảm tồn kho này cũng là mức lớn nhất được ghi nhận kể từ năm 1982, cho thấy thị trường dầu thô đang thắt chặt đáng kể sau khi các quốc gia cung cấp lớn giảm mạnh sản lượng trong năm nay.

Thị trường chờ đợi cuộc họp OPEC, việc cắt giảm nguồn cung được theo dõi

Tâm điểm của cả thế giới hiện tại đang là cuộc họp vào thứ Sáu sắp tới của các nước OPEC. Ả-rập Xê-út dự kiến ​​sẽ gia hạn cắt giảm nguồn cung 1 triệu thùng mỗi ngày sang tháng 9.

Việc cắt giảm sản lượng của Ả-rập Xê-út và Nga sẽ là động lực lớn nhất đối với giá dầu trong thời gian còn lại của năm. Động thái này được thực hiện để bù đắp cho sự suy yếu ​​về nhu cầu dầu mỏ.

Sản lượng khan hiếm hơn dự kiến ​​sẽ hỗ trợ dầu tăng trong năm nay. Nhận thấy điều này, gần đây ngân hàng đầu tư Goldman Sachs đã nâng triển vọng giá dầu của mình.

Investing

Broker listing

Cùng chuyên mục

Giá vàng hôm nay 13/09: Vàng thế giới tăng vọt lên 2,560 USD/ounce sau động thái của ECB, vàng SJC "đứng yên"
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Giá vàng hôm nay 13/09: Vàng thế giới tăng vọt lên 2,560 USD/ounce sau động thái của ECB, vàng SJC "đứng yên"

Giá vàng thế giới lập đỉnh mới, trong khi vàng SJC tiếp tục duy trì ổn định. Động thái nới lỏng chính sách tiền tệ của ECB và kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất thúc đẩy giá vàng, trong khi chứng khoán Mỹ tăng điểm và USD suy yếu trên thị trường ngoại hối.
Giá vàng hôm nay 12/09: Vàng thế giới giảm nhẹ còn 2,513 USD/ounce sau báo cáo CPI Mỹ, vàng SJC tiếp tục "ngủ yên"
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Giá vàng hôm nay 12/09: Vàng thế giới giảm nhẹ còn 2,513 USD/ounce sau báo cáo CPI Mỹ, vàng SJC tiếp tục "ngủ yên"

Giá vàng thế giới giảm nhẹ xuống 2,513.4 USD/ounce, trong khi vàng SJC tiếp tục giữ ổn định. Dữ liệu lạm phát trái chiều khiến thị trường điều chỉnh kỳ vọng về chính sách tiền tệ của Fed. Chứng khoán Mỹ tăng mạnh, dẫn đầu bởi cổ phiếu công nghệ, trong khi đồng USD cũng mạnh lên sau thông tin này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ