Dầu giảm do xung đột được kiềm chế cùng với nhu cầu suy yếu

Dầu giảm do xung đột được kiềm chế cùng với nhu cầu suy yếu

Trần Minh Đức

Trần Minh Đức

Junior Analyst

10:59 31/10/2023

Dầu giảm mạnh do các tín hiệu cho thấy cuộc chiến Israel-Hamas sẽ vẫn được kiềm chế trong khi nhu cầu có thể giảm bớt.

Dầu thô WTI giảm xuống 82 USD/thùng, giảm gần 4% vào thứ Hai, còn giá dầu Brent thấp hơn 88 USD/thùng. Những phiên giảm gần đây đã xóa đi mức tăng đạt được sau cuộc tấn công ngày 7 tháng 10 của Hamas vào Israel. Cuộc xâm lược trên bộ vào Gaza vẫn chưa gây ra một cuộc xung đột lớn nào tại Trung Đông mà có thể gây nguy hiểm cho nguồn cung dầu thô, mặc dù Thủ tướng Benjamin Netanyahu đã bác bỏ lệnh ngừng bắn.


Dầu thô đã có một tháng đầy biến động, với việc giá cả dao động mạnh do chiến tranh và các chỉ số nhu cầu trái chiều. Cả dầu thô WTI và Brent đều sắp chạm đáy trong tháng 10 khi phần bù rủi ro do xung đột giảm bớt, cùng với mối lo ngại về tình trạng suy thoái toàn cầu đang quay trở lại. Dữ liệu từ châu Á hôm thứ Ba nêu bật những rủi ro khi hoạt động sản xuất ở Trung Quốc rơi vào tình trạng ảm đạm trở lại.

Yeap Jun Rong, chiến lược gia thị trường tại IG Asia Pte, cho biết “thị trường vẫn rằng xung đột sẽ có thể được kiềm chế”, làm hạn chế rủi ro chiến tranh. Bên cạnh đó, dữ liệu của Trung Quốc cũng cho thấy những rủi ro đối với nền kinh tế.

Sự thu hẹp trong chênh lệch giá hai hợp đồng tương lai gần nhất của dầu thô WTI cho thấy các thị trường trong ngắn hạn đang bớt thắt chặt hơn. Sự chênh lệch này đã giảm trở lại mức 62 cents/thùng theo mô hình backwardation, giảm từ mức khoảng 2 USD/thùng vào cuối tháng 9.

Trong số các tín hiệu nhu cầu trong những ngày gần đây, một cuộc khảo sát của Bloomberg cho thấy Ả Rập Saudi sẽ hạn chế tăng giá dầu đối với các nước châu Á lần đầu tiên sau 6 tháng do biên lợi nhuận của nhà máy lọc dầu suy yếu. Cụ thể, công ty OilChem báo cáo rằng nhà máy lọc dầu Trung Quốc có thể cắt giảm hoạt động do tỷ suất lợi nhuận kém.

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, mức tiêu thụ dầu ở Đức có thể sẽ sụt giảm trong năm nay. Trong khi đó, tại Mỹ, giá xăng giao ngay tại Sở giao dịch New York đã giảm chênh lệch so với xăng kỳ hạn lần đầu tiên sau khoảng một tháng trong bối cảnh nhu cầu thấp hơn bình thường.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Giá vàng hôm nay 13/09: Vàng thế giới tăng vọt lên 2,560 USD/ounce sau động thái của ECB, vàng SJC "đứng yên"
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Giá vàng hôm nay 13/09: Vàng thế giới tăng vọt lên 2,560 USD/ounce sau động thái của ECB, vàng SJC "đứng yên"

Giá vàng thế giới lập đỉnh mới, trong khi vàng SJC tiếp tục duy trì ổn định. Động thái nới lỏng chính sách tiền tệ của ECB và kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất thúc đẩy giá vàng, trong khi chứng khoán Mỹ tăng điểm và USD suy yếu trên thị trường ngoại hối.
Giá vàng hôm nay 12/09: Vàng thế giới giảm nhẹ còn 2,513 USD/ounce sau báo cáo CPI Mỹ, vàng SJC tiếp tục "ngủ yên"
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Giá vàng hôm nay 12/09: Vàng thế giới giảm nhẹ còn 2,513 USD/ounce sau báo cáo CPI Mỹ, vàng SJC tiếp tục "ngủ yên"

Giá vàng thế giới giảm nhẹ xuống 2,513.4 USD/ounce, trong khi vàng SJC tiếp tục giữ ổn định. Dữ liệu lạm phát trái chiều khiến thị trường điều chỉnh kỳ vọng về chính sách tiền tệ của Fed. Chứng khoán Mỹ tăng mạnh, dẫn đầu bởi cổ phiếu công nghệ, trong khi đồng USD cũng mạnh lên sau thông tin này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ