Dấu hiệu áp lực lạm phát đã cận kề?
Đạt Nguyễn
Currency Analyst
Thông thường, chúng ta sẽ nhìn vào trái phiếu chống lạm phát để đánh giá liệu xem rằng có hay không áp lực lạm phát. Tuy nhiên, trong bài viết tối nay, Laura Cooper đã đưa ra một tín hiệu cảnh báo nhận định trên có thể sai lầm.
Cần lưu ý rằng, sự bùng nổ lợi suất trái phiếu chống lạm phát lên mức cao nhất nhiều tháng không đồng nghĩa với một tín hiệu về sự quay trở lại của lạm phát. Nguyên nhân do triển vọng nhu cầu vẫn còn mong manh, nên việc tăng giá lần này chưa chắc mang tính bền vững.
Còn vô số lý do về sự thật thất vọng liên quan các yếu tố đẩy lợi suất trái phiếu chống lạm phát này tăng cao.
- Kỳ vọng nền kinh tế phục hồi dựa trên các thông tin về vaccine đối lập với thực tế các dữ liệu kinh tế yếu kém.
- Bên cạnh đó, những chính sách ưu đãi, phúc lợi và giảm áp lực nợ dành cho các hộ gia đình sắp hết hạn khi tiến tới cuối năm cũng sẽ làm đình trệ nhu cầu mua sắm toàn cầu.
- Trong khi đó, gói chi tiêu 908 tỷ USD ở Hoa Kỳ vẫn chưa được thống nhất mặc cho những nỗ lực trong thời gian gần đây.
Lạm phát tổng có thể tạm thời tăng trên 2% trong những tháng tới do yếu tố mốc tham chiếu thấp. Và đại dịch COVID-19 xảy ra khiến một số nhóm mặt hàng nhất định như thực phẩm tăng giá.
Tuy nhiên, duy trì lạm phát vẫn là một vấn đề nan giải, mặc dù đã có những cảnh báo từ Cựu thành viên Fed, ông Bill Dudley. Một trong những yếu tố quan trọng đó là áp lực đến từ tiền lương của người lao động. Áp lực này vẫn còn mơ hồ trong năm sau bởi giới chuyên gia dự đoán tốc độ hồi phục chậm chạp trên thị trường lao động.
Ngoài ra, cung tiền tăng đột biến cũng không thể thúc đẩy lạm phát dài hạn khi vòng quay tiền chậm. Hiện tại, mỗi một đồng USD từ cơ sở tiền chỉ được chi tiêu 1.1 lần, thấp hơn mức gần 2 lần sau cuộc suy thoái 2008/09. Và 40% ngân hàng Mỹ vẫn đang thắt chặt các tiêu chuẩn cho vay.
Thị trường lao động phục hồi vững chắc và tốc độ xoay vòng tiền nhanh hơn mới là các yếu tố cần có để lạm phát quay trở lại.