Dấu hiệu tăng giá của thị trường chứng khoán lại đến từ thị trường lãi suất
Đỗ Duy Đạt
Associate Manager, FX G7
“Tiền nhàn rỗi” là lập luận thường thấy của những người đầu cơ giá lên trên thị trường chứng khoán. So sánh xu hướng thị trường lãi suất sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008 và ngày nay sẽ ủng hộ lập luận của họ.
Hơn một thập kỷ trước, các nhà đầu tư tìm kiếm tài sản trú ẩn đã đẩy tài sản trên thị trường lãi suất được quản lý bởi các quỹ (money market assets under management) lên mức cao nhất năm 2009 ở 3.9 nghìn tỷ USD, trước khi 1.1 nghìn tỷ USD quay trở lại các tài sản khác trong 2 năm sau đó. Với đại dịch hiện nay, tài sản trên thị trường lãi suất được quản lý bởi các quỹ đã đạt đỉnh 4.8 nghìn tỷ USD vào tháng 5 năm ngoái, nhưng mởi chỉ giảm khoảng 400 tỷ USD kể từ đó, cho thấy rất nhiều tiền mặt sẵn sàng để giải ngân.
Kể từ khi tài sản thị trường lãi suất (money market) đạt đỉnh vào ngày 20 tháng 5, chỉ số MSCI AC World Index đã tăng 36%. Trong cùng khung thời gian hồi năm 2009, chỉ số chứng khoán toàn cầu tăng 39% trong khi lượng tiền “nhàn rỗi” giảm xuống, trước khi kết thúc giai đoạn 2 năm tăng thêm 13% nữa.
Các nhà đầu tư vào quỹ thị trường lãi suất đã bị cản trở bởi lợi nhuận cực thấp - lợi suất tín phiếu kho bạc kỳ hạn 3 tháng đã giảm xuống chỉ còn 1bps và có nguy cơ chuyển sang vùng âm.
Trong khi cuộc khảo sát quỹ quản lý mới nhất của Bank of America cho thấy mức “tiền nhàn rỗi” đã tăng cao hơn từ 3.8% lên 4.0% - mức tăng đầu tiên kể từ tháng 7 - tâm lý nhà đầu tư “rõ ràng là lạc quan”, theo các chiến lược gia. Những người được hỏi kỳ vọng vào sự phục hồi hình chữ V trong nền kinh tế toàn cầu.
Cormac Mullen, Bloomberg