Dầu hướng tới tuần giảm thứ hai liên tiếp do áp lực từ nguồn cung

Dầu hướng tới tuần giảm thứ hai liên tiếp do áp lực từ nguồn cung

Trần Minh Đức

Trần Minh Đức

Junior Analyst

07:51 25/08/2023

Dầu hướng tới tuần giảm thứ hai do dấu hiệu nguồn cung cải thiện và tình hình kinh tế xấu đi tại Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới.

Hợp đồng tương lai dầu thô WTI dao động ở mức 79 USD/thùng vào thứ Sáu và đã giảm gần 3% so với đầu tuần. Việc quan hệ của Mỹ với các nước sản xuất dầu như Iran và Venezuela được nối lại đã làm tăng cường nguồn cung cho toàn cầu, trong khi tăng trưởng chững lại ở Trung Quốc đã làm giảm triển vọng về nhu cầu.

Giá dầu thô hiện đang ở mức thấp hơn so với đầu năm, bất chấp nỗ lực tăng giá bằng cách hạn chế nguồn cung của các nước thành viên OPEC+ như Ả Rập Saudi và Nga. Kỳ vọng về việc Cục Dự trữ Liên bang chưa hoàn thành thắt chặt chính sách thắt chặt tiền tệ cũng đã tạo thêm nhiều thách thức.

Các nhà đầu tư ở Mỹ đang hạn chế vị thế dầu, với open interest giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 1. Quỹ ETF Dầu mỏ Hoa Kỳ, ghi nhận dòng tiền ra ra lớn nhất kể từ năm 2020 vào thứ Tư, giảm hơn 180 triệu USD.

Dù có những dấu hiệu tăng trưởng nguồn cung từ một số quốc gia OPEC, thị trường sẽ tiếp tục rút dầu tồn kho trong thời gian còn lại của năm,” Warren Patterson, trưởng bộ phận chiến lược hàng hóa tại ING cho biết. Điều đó cho thấy dầu vẫn còn dư địa tăng.

Giới đầu tư sẽ chờ đợi phát biểu của chủ tịch Powell tại Jackson Hole tối nay.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Rủi ro đối với thị trường hàng hoá đang "nóng" hơn bao giờ hết khi căng thẳng Nga-Ukraine leo thang
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

Rủi ro đối với thị trường hàng hoá đang "nóng" hơn bao giờ hết khi căng thẳng Nga-Ukraine leo thang

Sau hơn 1,000 ngày chiến sự, thị trường dường như đã quen với khả năng leo thang trong cuộc chiến Nga-Ukraine. Tuy nhiên, các diễn biến gần đây - từ việc Kyiv sử dụng tên lửa được Mỹ cho phép để tấn công các mục tiêu tại Nga, đến việc Tổng thống Vladimir Putin cho phép sử dụng vũ khí hạt nhân để đáp trả các cuộc tấn công phi hạt nhân được hỗ trợ bởi các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân - đang đẩy xung đột lên một cấp độ đáng lo ngại.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ