Dầu quay đầu giảm khi làn sóng thứ 2 của COVID-19 tại Trung Quốc đe doạ tới nhu cầu

Dầu quay đầu giảm khi làn sóng thứ 2 của COVID-19 tại Trung Quốc đe doạ tới nhu cầu

Hữu Thăng

Hữu Thăng

FX Strategist

11:32 17/06/2020

Giá dầu lao dốc khi mà nhu cầu tiêu thụ đang co hẹp trước mối đe dọa của lòn sóng Covid-19 thứ hai tại nhiều quốc gia, cũng như hoạt động kinh tế trì trệ trên thế giới.

Dầu đã phá vỡ chuỗi hai ngày liên tiếp tăng giá sau khi làn sóng COVID-19 thứ hai bùng phát ở Trung Quốc, cộng thêm những thông số chỉ ra rằng kho dự trữ dầu của Mỹ đang dần hết chỗ chứa khiến người ta nghi ngờ về nhu cầu của hàng hoá này tại hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Hợp đồng tương lai dầu tại New York đã giảm xuống dưới 38 USD/thùng sau khi tăng gần 6% trong hai phiên trước đó. Bắc Kinh đã ra lệnh cho tất cả các trường học phải đóng cửa bởi họ đang gặp khó khăn trong ngăn chặn bùng phát của dịch COVID-19 trong lần này. Trung Quốc là một trong số ít những "điểm sáng" về tiêu thụ năng lượng trên thế giới trong thời điểm nhiều hoạt động bị ngưng trệ và chứng kiến sự phục hồi ấn tượng trong vài tháng qua.

Viện Dầu khí Hoa Kỳ báo cáo các kho dự trữ dầu của Mỹ đã tiếp nhận thêm 3.86 triệu thùng trong tuần trước. Lượng tồn kho đã tăng lên mức kỷ lục trong tuần trước, theo số liệu chính thức, mặc dù sản lượng dầu đã giảm ít nhất 2 triệu thùng mỗi ngày kể từ tháng Ba.

Trong khi các nhà sản xuất dầu hàng đầu thế giới đã cắt giảm sản lượng để đối phó với đại dịch, nhu cầu với mặt hàng này sẽ quay trở lại chậm và rủi ro của làn sóng dịch bệnh thứ hai vẫn còn, khiến giá dầu thô khó có thể tiếp tục đà tăng. Nhu cầu dầu trên toàn cầu sẽ bật tăng trở lại vào năm 2021 nhưng sẽ mất vài năm để trở lại được mức tiền COVID-19, Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho biết trong báo cáo định kỳ tháng.

Dầu ngọt nhẹ Texas giao tháng 7 giảm 2.1% xuống còn 37.58 USD/thùng tại sàn giao dịch hàng hóa New York vào lúc 8:13 sáng giờ Singapore sau khi tăng 3.4% vào thứ Ba. Giá dầu Brent giao tháng 8 giảm 1.4% xuống mức 40.37 USD/thùng trên sàn giao dịch hợp đồng tương lai ICE Futures Europe sau khi tăng 3.1% trong phiên trước.

Nhu cầu sử dụng nhiên liệu trên toàn thế giới sẽ giữ ở mức thấp hơn 2.5% so với năm ngoái do tình trạng thảm khốc của ngành hàng không, đại diện Cơ quan Năng lượng Quốc tế trụ sở Paris cho biết trong bản đánh giá chi tiết đầu tiên cho năm 2021, công bố vào thứ Ba tuần này.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Giá vàng hôm nay 13/09: Vàng thế giới tăng vọt lên 2,560 USD/ounce sau động thái của ECB, vàng SJC "đứng yên"
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Giá vàng hôm nay 13/09: Vàng thế giới tăng vọt lên 2,560 USD/ounce sau động thái của ECB, vàng SJC "đứng yên"

Giá vàng thế giới lập đỉnh mới, trong khi vàng SJC tiếp tục duy trì ổn định. Động thái nới lỏng chính sách tiền tệ của ECB và kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất thúc đẩy giá vàng, trong khi chứng khoán Mỹ tăng điểm và USD suy yếu trên thị trường ngoại hối.
Giá vàng hôm nay 12/09: Vàng thế giới giảm nhẹ còn 2,513 USD/ounce sau báo cáo CPI Mỹ, vàng SJC tiếp tục "ngủ yên"
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Giá vàng hôm nay 12/09: Vàng thế giới giảm nhẹ còn 2,513 USD/ounce sau báo cáo CPI Mỹ, vàng SJC tiếp tục "ngủ yên"

Giá vàng thế giới giảm nhẹ xuống 2,513.4 USD/ounce, trong khi vàng SJC tiếp tục giữ ổn định. Dữ liệu lạm phát trái chiều khiến thị trường điều chỉnh kỳ vọng về chính sách tiền tệ của Fed. Chứng khoán Mỹ tăng mạnh, dẫn đầu bởi cổ phiếu công nghệ, trong khi đồng USD cũng mạnh lên sau thông tin này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ