Dầu sẽ vượt $100 bất chấp nỗ lực giải phóng trữ dầu của Mỹ

Dầu sẽ vượt $100 bất chấp nỗ lực giải phóng trữ dầu của Mỹ

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

10:01 25/11/2021

Giá dầu có thể tiếp tục tăng cao bất chấp nỗ lực xả trữ dầu chiến lược của Mỹ và nhiều quốc gia tiêu thụ dầu khác.

Đây là nhận định của ông Stephen Schork, biên tập viên tại Schork Report. “Nó sẽ không hiệu quả, đơn giản là vì trữ dầu mỏ chiến lược không dùng để thao túng giá.”

Trữ dầu chiến lược chỉ được sử dụng để hạn chế ảnh hưởng của sốc cung trong ngắn hạn, ông nói thêm.

“Có rất nhiều người đang kỳ vọng rằng dầu sẽ chạm mức $100/thùng,” ông cũng dự báo rằng điều này có thể xảy ra ngay trong quý I/2022, đặc biệt nếu mùa đông tại bán cầu Bắc trở lạnh.

Giá dầu hạ nhiệt

Dầu thô đã tăng hơn 50% trong năm nay, với cầu vượt xa cung khi nhiều quốc gia bắt đầu sống dậy sau thời gian phong tỏa kể từ đại dịch. Nhu cầu nhiên liệu phản lực cũng tăng cao do nhiều chuyến bay quốc tế được tái khởi động.

Giá dầu Brent đã vượt $80 từ tháng Mười và tới giờ vẫn giữ được hỗ trợ tâm lý này. Đến chiều phiên thứ Tư, dầu Brent đang được giao dịch quanh mức $82.5/thùng.

Tổng thống Mỹ Joe Biden thứ Ba đã tuyên bố rằng Mỹ sẽ giải phóng 50 triệu thùng dầu từ trữ dầu chiến lược để hạ nhiệt giá dầu, vốn đã tăng rất mạnh trong năm nay. Trong số đó, 32 triệu thùng sẽ được chào bán riêng lẻ, còn 18 triệu thùng sẽ thuộc về một đợt chào bán trước đó.

Các quốc gia cũng cam kết cùng Mỹ xả dầu là Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Anh.

Tới giờ, Anh đã đồng ý xả 1.5 triệu thùng, còn Ấn Độ sẽ góp 5 triệu thùng. Trung Quốc, Nhật Bản, và Hàn Quốc vẫn chưa công bố con số chính xác.

“Vậy là sẽ có 50 triệu thùng từ Mỹ, và khoảng 50 triệu thùng từ các quốc gia khác. 100 triệu thùng, chỉ đủ dùng cho 1 ngày,” ông Schork nói.

Vivek Dhar, chuyên gia phân tích hàng hóa năng lượng tại Ngân hàng Commonwealth Úc, không lạc quan như ông Schork. Ông dự báo nhiều nhất cả 6 sẽ chỉ xả được 70 triệu thùng, vì trữ dầu các quốc gia ngoài Mỹ đang khá khiêm tốn.

Cả thế giới tiêu thụ 97.53 triệu thùng dầu mỗi ngày trong năm nay, tăng từ 92.42 triệu từ năm ngoái. Trong năm 2022, con số này được dự báo sẽ vượt 100 triệu thùng/ngày.

“Đây là một giải pháp tuyệt vọng và chắc chắn nó sẽ không hiệu quả. Tôi tin rằng thị trường sẽ cho rằng Mỹ và các đồng minh không thể thực hiện cam kết, và giá dầu sẽ lại tăng nữa,” ông Schork kết luận.

Mỹ nên kêu gọi các nhà sản xuất dầu nội địa tăng sản lượng để hạn chế mất công bằng cung - cầu, ông nói thêm.

Ông Dhar cũng cho rằng giá dầu bật tăng phiên thứ Ba cho thấy rằng thị trường không quá hào hứng với đợt xả trữ dầu chiến lược này.

Tuyên chiến với OPEC+

Đây chính là kết quả của việc OPEC và đồng minh quyết định không tăng sản lượng dầu dù giá dầu đang ở đỉnh nhiều năm, và bất chấp áp lực từ phía Mỹ.

Với kế hoạch hiện tại, OPEC+ sẽ tăng sản lượng thêm 400,000 thùng/ngày mỗi tháng. Cuộc họp tiếp theo của OPEC+ sẽ vào tháng sau.

“Vẫn chưa có tín hiệu OPEC+ thay đổi kế hoạch,” theo các chuyên gia tại Eurasia Group. Một đợt xả kho từ các quốc gia tiêu thụ dầu có thể khiến OPEC+ phản ứng.

“Dưới tình hình đó, động thái của các bên sẽ gây biến động mạnh và tăng tính không chắc chắn cho thị trường.”

“Và điều này sẽ không thể hạ nhiệt áp lực giá, hay tạo ổn định cho các bên sản xuất dầu để cung cấp dầu một các ổn định khi kinh tế toàn cầu tiếp tục đối mặt với đại dịch tồi tệ nhất trong 100 năm nay.”

CNBC

Broker listing

Cùng chuyên mục

Sau động thái của Fed, Biden tự tin khẳng định vai trò của mình trong việc tăng cường sức mạnh kinh tế
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Sau động thái của Fed, Biden tự tin khẳng định vai trò của mình trong việc tăng cường sức mạnh kinh tế

Tổng thống Biden nhấn mạnh rằng ông không tuyên bố đã chiến thắng hoàn toàn lạm phát. Thay vào đó, ông đang ghi nhận một bước tiến quan trọng trong hành trình phục hồi kinh tế sau đại dịch. Ông coi đây là một điểm chuyển hướng đáng kể, báo hiệu sự chuyển biến tích cực trong nỗ lực ổn định nền kinh tế và kiềm chế áp lực giá cả.
Động thái cắt giảm lãi suất 50bps của Fed có thể tạo tiền đề cho một cuộc khủng hoảng như thập niên 1990
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Động thái cắt giảm lãi suất 50bps của Fed có thể tạo tiền đề cho một cuộc khủng hoảng như thập niên 1990

Từ đầu thập kỷ này, tác giả đã tập trung vào ba kịch bản: một là sự bùng nổ kinh tế kiểu "Roaring 2020s" như thập niên 1920, hai là sự tăng giá chóng mặt của thị trường chứng khoán như thập niên 1990, và ba là một kịch bản giống "That '70s Show" với các cú sốc địa chính trị đẩy giá dầu và lạm phát tăng vọt.
Động thái mạnh tay của Fed: Cắt giảm 50 bps lãi suất - Cứu cánh hay rủi ro cho nền kinh tế?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Động thái mạnh tay của Fed: Cắt giảm 50 bps lãi suất - Cứu cánh hay rủi ro cho nền kinh tế?

Ồ, Fed vừa hạ lãi suất quỹ liên bang 50 bps vào ngày hôm kia, và nền kinh tế đã phản ứng ngay lập tức. Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp giảm, hai cuộc khảo sát kinh doanh khu vực cho thấy sự tăng trưởng trong tháng 9, trong khi Chỉ số Kinh tế Đồng hành đạt mức cao kỷ lục mới vào tháng 8! Tất nhiên, chúng tôi chỉ đùa thôi.
Bức bình phong mang tên ''cường quốc kinh tế số một thế giới'': Trong chăn mới biết chăn có rận
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Bức bình phong mang tên ''cường quốc kinh tế số một thế giới'': Trong chăn mới biết chăn có rận

Nền kinh tế Mỹ hiện tại có vẻ mạnh mẽ, nhưng đang tiềm ẩn nhiều vấn đề, từ nợ quốc gia gia tăng đến sức khỏe cộng đồng kém. Hệ thống giáo dục cũng gặp khó khăn, với điểm số giảm sút và nhiều sinh viên nước ngoài quay về quê hương. Sự chia rẽ chính trị tại Washington làm trầm trọng thêm tình hình, khiến việc giải quyết các vấn đề cấp bách trở nên khó khăn.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ