Dầu thô hướng tới tuần giảm mạnh nhất trong 3 tháng do những lo ngại thoải thuận OPEC+ và làn sóng Covid mới
Nguyễn Ngọc Mai
Analyst
Dầu hướng tới mức giảm hàng tuần lớn nhất kể từ giữa tháng 3 do làn sóng Covid-19 mới ở một số nơi trên thế giới và sự không chắc chắn xung quanh khả năng OPEC + thúc đẩy nguồn cung, đã làm mờ triển vọng ngắn hạn.
Hợp đồng tương lai dầu thô tại New York đã nới rộng đà giảm xuống gần 71 USD/thùng sau khi đóng cửa ở mức thấp nhất trong một tháng vào thứ Năm. Biến thể delta lan rộng nhanh chóng đã "quét" toàn cầu, khiến các chính phủ ban bố những hạn chế mới, làm giảm nhu cầu nhiên liệu. Mặc dù các cuộc đàm phán với Ả Rập Xê Út vẫn đang diễn ra với với ít manh mối, các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất dường như sắp đạt được thỏa thuận nguồn cung với các điều khoản tốt hơn và cho phép OPEC + tăng sản lượng trong những tháng tới.
Dầu đã gặp phải sóng gió trong tháng Bảy sau khi tăng vọt 7 trong 8 tháng trước đó, khi nền kinh tế toàn cầu phục hồi sau đại dịch. Tuy nhiên, dường như dầu thô vẫn có khả năng tăng giá, khi Cơ quan Năng lượng Quốc tế cảnh báo hôm thứ Ba rằng thị trường sẽ thắt chặt đáng kể nếu OPEC + không đạt được thỏa thuận nâng sản lượng. Citigroup Inc. dự đoán giá dầu Brent chuẩn toàn cầu sẽ tăng trên 80 USD/thùng ngay cả khi có thỏa thuận.
OPEC cho biết nhu cầu về nguồn cung từ Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ sẽ tiếp tục tăng cao hơn mức sản xuất hiện tại của nhóm và vượt mức trước đại dịch vào nửa cuối năm 2022. Thị trường dầu thô có khả năng không có nhiều biến động trong quý đầu tiên; tuy nhiên, điều này có thể khiến thị trường trở lại mức thặng dư.
- Giá hợp đồng tương lai dầu thô WTI tháng 8 giảm 0.4% xuống 71.37 USD/thùng trên sàn New York Mercantile Exchange lúc 8:01 sáng ở Singapore.
- Hợp đồng tương lai đã giảm 4.3% trong tuần này.
- Giá hợp đồng tương lai dầu thô Brent tháng 9 giảm 0.4% xuống 73.15 USD/thùng trên sàn giao dịch ICE Futures Europe sau khi giảm 1.7% vào thứ Năm.
- Timespread của dầu thô Brent đạt 67 cent trong cấu trúc backwardation, so với 81 cent một tuần trước đó.
Indonesia, nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, đã vượt qua Ấn Độ về số ca mắc mới hàng ngày trong tuần này, củng cố vị trí "tâm chấn" vi rút mới của châu Á. Trong khi đó, một số nước láng giềng cũng đang chứng kiến số ca mắc kỷ lục. Melbourne bắt đầu các lệnh phong toả nhanh chóng sau khi Sydney gia hạn các hạn chế đến cuối tháng Bảy. Los Angeles yêu cầu người dân phải đeo khẩu trang trong nhà - ngay cả khi đã được tiêm phòng - sau khi số ca mắc bệnh tăng nhanh.
Ben Sharples, Bloomberg