Đầu tư năng lượng sạch toàn cầu đạt mức kỷ lục 1.8 nghìn tỷ USD

Đầu tư năng lượng sạch toàn cầu đạt mức kỷ lục 1.8 nghìn tỷ USD

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

15:25 30/01/2024

Tổng mức đầu tư cho quá trình chuyển đổi năng lượng sạch toàn cầu đạt mức cao kỷ lục trong bối cảnh thế giới chung tay chống biến đổi khí hậu, nhưng vẫn chưa đủ để đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0.

Tổng mức chi đầu tư trong năm 2023 đã tăng 17% lên 1,800 tỷ USD, theo báo cáo hôm thứ Ba (30/01) từ BloombergNEF, bao gồm các khoản đầu tư để lắp đặt năng lượng tái tạo, mua xe điện, xây dựng hệ thống sản xuất hydro và triển khai các công nghệ khác. Nếu tính thêm các khoản đầu tư vào xây dựng chuỗi cung ứng năng lượng sạch, cũng như 900 tỷ USD được tài trợ, tổng số tiền đầu tư trong năm 2023 đạt gần 2,800 tỷ USD.

Mức chi đầu tư kỷ lục phản ánh tính cấp thiết của những nỗ lực quốc tế nhằm chống lại biến đổi khí hậu sau năm 2023 nóng kỷ lục và ​​thậm chí còn nóng hơn trong năm 2024. Tuy nhiên, theo BNEF, thế giới cần đầu tư nhiều hơn gấp đôi vào công nghệ sạch để đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào giữa thế kỷ này.

Tổng chi đầu tư cho quá trình chuyển đổi năng lượng năm 2023 thấp hơn nhiều so với con số hơn 4,800 tỷ USD/năm giai đoạn 2024 - 2030 mà các chuyên gia nghiên cứu tại London ước tính sẽ cần để thế giới tiến tới không sử dụng năng lượng.

Albert Cheung, Phó Giám đốc điều hành của BNEF, cảnh báo rằng chính phủ các nước cần phải hành động quyết liệt hơn nữa trong những năm tới. Ông Cheung ước tính rằng các khoản đầu tư cần phải tăng 170% để thế giới bắt kịp tốc độ đạt mức phát thải ròng bằng 0.

Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất tính đến nay với mức đầu tư trong năm 2023 đạt 676 tỷ USD, tuy nhiên, chỉ tăng 6% so với năm 2022. Ngược lại, đầu tư ở Mỹ, Anh và châu Âu đã tăng hơn 22%, lên gần 718 tỷ USD. Điều đó một phần được thúc đẩy bởi các ưu đãi trong Đạo luật Giảm lạm phát của Hoa Kỳ đang bắt đầu có tác động đáng kể. Doanh số bán xe điện mạnh mẽ ở Anh cũng như nhu cầu năng lượng tái tạo đang bùng nổ trên khắp châu Âu cũng giúp đẩy con số này lên cao hơn.

Mức đầu tư vào sản xuất xe điện trên toàn cầu tăng 36% lên 634 tỷ USZ, lĩnh vực nhận được khoản đầu tư lớn nhất, vượt qua năng lượng tái tạo, vốn đã tăng 8% lên 623 tỷ USD. Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng đã rót 310 tỷ USD vào hệ thống điện lưới thông minh, đây sẽ là công cụ quan trọng để cung cấp năng lượng sạch được tạo ra từ các trang trại năng lượng mặt trời và gió sắp đưa vào hoạt động, biến lĩnh vực này trở thành thị trường lớn thứ ba.

Một số công nghệ mới đã chứng kiến ​​sự tăng trưởng nóng. Ví dụ, đầu tư vào hydro đã tăng gấp ba lần lên 10.4 tỷ USD, cho thấy sự quan tâm đối với công nghệ này ngày càng tăng.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Dự trữ Bitcoin chiến lược: Tham vọng hay ảo tưởng?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Dự trữ Bitcoin chiến lược: Tham vọng hay ảo tưởng?

Vào tháng 7/2024, Thượng nghị sĩ Cynthia Lummis (Wyoming) đã trình Quốc hội dự luật thiết lập "dự trữ Bitcoin chiến lược" - một kế hoạch táo bạo yêu cầu Bộ Tài chính và Fed tích lũy 1 triệu Bitcoin trong 5 năm và cam kết nắm giữ tối thiểu 20 năm.
Scott Bessen - kẻ lọt vào mắt xanh của Trump: Từ nhà  lý quỹ đầu tư đến người được chọn lãnh đạo Bộ Tài chính
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Scott Bessen - kẻ lọt vào mắt xanh của Trump: Từ nhà lý quỹ đầu tư đến người được chọn lãnh đạo Bộ Tài chính

Quyết định bổ nhiệm Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính của Donald Trump phản ánh sự chuyển dịch quyền lực từ các ngân hàng lớn sang các nhà quản lý quỹ. Với kinh nghiệm sâu rộng trong đầu tư toàn cầu và tư duy chiến lược, Bessent hứa hẹn mang đến những cải cách táo bạo cho tài chính quốc gia.
Khủng hoảng niềm tin tại ba nền kinh tế hàng đầu: Hệ lụy của việc đặt mục tiêu lạm phát lên trên giá cả
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Khủng hoảng niềm tin tại ba nền kinh tế hàng đầu: Hệ lụy của việc đặt mục tiêu lạm phát lên trên giá cả

"Vấn đề nằm ở giá cả!" - Đây chính là thông điệp cốt lõi mà giới hoạch định chính sách và thị trường cần thấm nhuần từ cuộc bầu cử Hoa Kỳ. Thay vì quan tâm đến lạm phát đang hạ nhiệt hay tỷ lệ thất nghiệp thấp, cử tri lại nhìn nhận nền kinh tế qua lăng kính của mặt bằng giá cả cao ngất ngưởng. Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc xem xét lại các chính sách hiện hành.
Trump trở lại, danh mục đầu tư nên được điều chỉnh ra sao?
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

Trump trở lại, danh mục đầu tư nên được điều chỉnh ra sao?

Thị trường tài chính đối mặt với nhiều bất ổn khi chính quyền Trump tái thiết lập các chính sách kinh tế đầy thách thức, buộc nhà đầu tư phải tìm kiếm chiến lược phù hợp. Trong bối cảnh rủi ro lạm phát và cơ hội thị trường đan xen, việc cân bằng giữa phòng ngừa rủi ro và tối ưu hóa lợi nhuận dài hạn trở nên cấp thiết.
Donald Trump và bài toán chuyển giao quyền lực: Phô diễn hay tránh né trách nhiệm?
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Donald Trump và bài toán chuyển giao quyền lực: Phô diễn hay tránh né trách nhiệm?

Quá trình chuyển giao quyền lực của Trump đối mặt với nhiều quyết định khó khăn, đặc biệt là trong các vấn đề ngân sách và đối ngoại. Mặc dù ông đã xây dựng một chiến lược tranh cử mạnh mẽ, nhưng hiện tại chưa rõ ông sẽ thực hiện những chính sách này như thế nào khi nắm quyền.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ