"Đây không phải là lạm phát": Giới chuyên môn cho rằng kỳ vọng lạm phát đang xa rời thực tế
Theo Carl Weinberg, nhà kinh tế trưởng tại High Frequency Economics, kỳ vọng lạm phát đang tách rời khỏi thực tế, có nghĩa là các thị trường có thể đang chi phối sự gia tăng của lợi suất Kho bạc Hoa Kỳ không dựa theo cơ bản của nền kinh tế
Thị trường toàn cầu đã chao đảo trong 24 giờ qua sau khi lợi suất tham chiếu trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của Mỹ lần đầu tiên tăng trên 1.3% kể từ tháng 2 năm 2020, trong khi lợi suất trái phiếu kỳ hạn 30 năm cũng đạt mức cao nhất trong năm, di chuyển nghịch với giá trái phiếu.
Lợi suất có xu hướng tăng cùng với kỳ vọng lạm phát khi các nhà đầu tư trái phiếu bắt đầu tin rằng các ngân hàng trung ương sẽ hạ nhiệt và giảm dần việc mua vào tài sản. Lợi suất cao hơn cũng đồng nghĩa với gánh nặng nợ lớn hơn cho các doanh nghiệp. Điều này có xu hướng đánh sập các thị trường chứng khoán khi giới đầu tư đánh giá lại môi trường đầu tư.
Kỳ vọng của thị trường đối với tỷ lệ lạm phát của Hoa Kỳ đã đạt mức cao nhất trong một thập kỷ, được thúc đẩy bởi triển vọng của gói kích thích tài khóa lớn, tiến độ triển khai vắc xin và nhu cầu tiêu dùng bị kìm hãm.
Tuy nhiên, Weinberg cho rằng kỳ vọng lạm phát tăng cao như dự đoán là điều gì đó khó xảy ra đối với nền kinh tế trên thực.
Điều tôi nghĩ là đáng quan tâm nhất bây giờ, đó là sự tách biệt của kỳ vọng lạm phát so với thực tế. Một yếu tố quan trọng dẫn tới lạm phát đó là tiền lương và mọi người đang nhận được mức lương cao hơn kỳ vọng trong thời kỳ tỷ lệ thất nghiệp còn cao và nền kinh tế trì trệ.
"Tiền lương là dấu hiệu quá trình lạm phát bắt đầu, nhưng chúng tôi không tìm thấy dấu hiệu nào về điều đó. Những gì chúng tôi thấy là khả năng lạm phát được thúc đẩy bởi giá năng lượng."
Weinberg cho rằng người dân cảm thấy giá nguyên liệu ở các trạm xăng gia tăng, và bắt đầu hành xử như thể lạm phát đang xảy ra. Ông cũng lưu ý rằng việc giá dầu Brent tăng mạnh kể từ tháng 11 là chất xúc tác cho điều này.
"Chỉ số CPI cũng tăng 2.75%, một chỉ báo đại diện cho lạm phát trong mắt mọi người." Nhưng sự gia tăng của chỉ số CPI không phải là lạm phát. "Chúng ta đang trở lại mức bình thường do mốc tham chiếu thấp. Hiện tại không có lĩnh vực nào thực sự tiệm cận với lạm phát."
Sự gia tăng của lạm phát "sẽ không bền"
Sự hoài nghi của Weinberg được lặp lại bởi Mark Haefele, giám đốc đầu tư tại UBS Global Wealth Management, người cho biết trong một báo cáo hôm thứ Tư rằng mặc dù lạm phát có khả năng tăng trong thời gian ngắn, nhưng không có dấu hiệu nào cho thấy áp lực giá tăng sẽ khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ rút gói kích thích sớm.
"Các gói kích thích tài khóa của Hoa Kỳ đã chống đỡ sự sụp đổ hoạt động của khu vực tư nhân trong nỗ lực đưa nền kinh tế trở lại mức trước Covid-19. Gói kích thích mới sẽ bổ sung cho một nền kinh tế vẫn còn suy yếu và chi tiêu sẽ được phân bổ dàn trải trong một vài năm.", Haefele cho biết.
Ông lưu ý rằng phần lớn áp lực lạm phát trong ngắn hạn là kết quả của sự chênh lệch bất thường giữa cung và cầu do đại dịch gây ra, và sẽ biến mất khi hoạt động kinh tế bình thường trở lại.
"Công suất dư thừa trong nền kinh tế cũng có khả năng hạn chế các công ty trong việc chuyển giá đầu vào cao hơn cho người tiêu dùng", Haefele nói
"Thực tế kỳ vọng lạm phát của thị trường trong ngắn hạn cao hơn kỳ vọng dài hạn là phù hợp với quan điểm rằng sự gia tăng của lạm phát sẽ không kéo dài."