Đây là bước ngoặt của chu kỳ thắt chặt

Đây là bước ngoặt của chu kỳ thắt chặt

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

10:17 25/05/2023

Lần giữ nguyên lãi suất sắp tới có vẻ như là một cú phanh gấp. Khi ngân hàng trung ương tạm dừng thắt chặt, họ thường không muốn nói là chu kỳ đã kết thúc, mà là một thời điểm để đánh giá lại. Không phải vì họ thực sự cần đánh giá lại, mà không muốn thị trường cầm đèn chạy trước ô tô kỳ vọng vào việc lãi suất giảm.

Lãi suất RBNZ. Các quan chức cho rằng đây cũng là lần tăng lãi suất cuối cùng
Lãi suất RBNZ. Các quan chức cho rằng đây cũng là lần tăng lãi suất cuối cùng

Ngân hàng Dự trữ New Zealand, một trong những ngân hàng trung ương diều hâu nhất toàn cầu, có vẻ đã hơi rõ ràng với thông điệp. Đây là điều đáng mừng về vấn đề minh bạch, nhưng không thiếu đi sự nguy hiểm. Trong khi Fed, ECB và BoE sẽ tránh việc quá chi tiết khi tạm dừng, dự báo của RBNZ cho thấy thống đốc Orr đã thấy đủ những gì mình cần.
Ngân hàng đã nâng lãi suất 25bp vào thứ Tư lên 5.5%, như dự báo. Điều chưa được tính đến là chu kỳ thắt chặt đã chính thức kết thúc. Các dự báo cho thấy lãi suất sẽ duy trì ở mức đó. RBNZ dự báo một cuộc suy thoái nhẹ. Lạm phát sẽ giảm dần về mục tiêu của họ theo kịch bản này. Sẽ bắt đầu hạ lãi suất từ năm 2024. Lợi suất trái phiếu suy yếu và NZD bị bán tháo mạnh.
Ông Orr có vẻ như muốn nói rằng thế giới đang bước sang chu kỳ kinh tế mới, không chỉ riêng New Zealand. Lạm phát đang giảm tại phần lớn các quốc gia, một phần do triển vọng kinh tế ảm đạm. Chuỗi cung ứng đang ổn định trở lại, thị trường lao động đang nới lỏng. Chi tiêu tiêu dùng không còn tăng nóng. Ông Orr, trong buổi họp báo của mình, đã tuyên bố một cách rất mãn nguyện rằng công việc đã gần hoàn tất “sau một cuộc chiến dài.” Sau đó ông nói thêm “mọi người đang bình tĩnh hơn.”
Quyết định này có những rủi ro của nó. Khi bị hỏi về việc ông tự tin thế nào về khả năng lạm phát giảm, ông Orr tuyên bố “lạm phát không phải bạn và chúng tôi ở đây để đánh bại nó.” Số liệu cho thấy RBNZ đang rất gần tới mục tiêu đó. Là quốc gia đầu tiên đưa ra mục tiêu lạm phát vài chục năm trước, New Zealand luôn là một biểu tượng cho sự đi đầu. Họ cũng là một ngân hàng trung ương nổi tiếng thắt chặt sớm và thắt chặt mạnh, và sau đó là xoay trục mạnh không kém. Khi bị hỏi liên tục về việc mình có cảm nhận được sự đau đớn của người dân New Zealand trước lãi suất thế chấp và giá cả cao, ông Orr nói rằng mình bị công kích cá nhân.
Các cuộc họp báo tại RBNZ khác với các cuộc họp báo của Fed, khi tại Mỹ, các câu hỏi có thể gay gắt, nhưng hiếm khi mang tính thù địch. Chủ tịch Jerome Powell sẽ nhận được mức độ tôn trọng nhất định và các thủ tục sẽ rất nghiêm túc, kỹ trị và tập trung vào chính sách. Đây không phải những điều đã xảy ra trong ngày thứ Tư, khi ông Orr như bị đánh hội đồng. Tất nhiên, công việc của ông là tiếp nhận chỉ trích và đưa ra một thông điệp theo khuôn khổ định hướng chính sách hiện tại, nhưng ta cũng nên thông cảm cho thống đốc. Có rất nhiều thứ báo lá cải có thể viết sau đó. “Tôi thích những bình luận nguy hiểm, vì báo chí sống nhờ cái đó,” ông Orr cho biết.
Quyết định của ngân hàng cũng không được đồng ý hoàn toàn. Đây là lần đầu tiên ủy ban thực sự bỏ phiếu, với kết quả 5-2. Thông thường, sẽ có một quyết định chung cho tất cả và không có thống kê phiếu bầu. Nhưng những bước ngoặt không đơn giản. Nếu các quan chức sai, họ sẽ chịu trách nhiệm. Nếu họ đúng, không phải ai cũng nhớ đến họ. Chủ tịch Powell đã nói rõ rằng Fed sẵn sàng tạm dừng thắt chặt tháng tới. Trong một bình luận gần đây, ông không bác bỏ những suy đoán về việc tạm dừng trong tháng 6. Nhưng chắc chắn ông Powell sẽ không nói rõ ràng như ông Orr. Cách Fed đưa ra thông điệp thường mập mờ hơn, do có rất nhiều người nói và tìm cách chứng minh giá trị của mình cho công chúng, kể cả rằng không phải miệng ai cũng to như nhau. Ông Orr có toàn quyền quyết định thông điệp vào thứ Tư, một phần vì chỉ New Zealand mới có thể như vậy. Các phiếu bầu đều được giấu tên.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Động thái mạnh tay của Fed: Cắt giảm 50 bps lãi suất - Cứu cánh hay rủi ro cho nền kinh tế?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Động thái mạnh tay của Fed: Cắt giảm 50 bps lãi suất - Cứu cánh hay rủi ro cho nền kinh tế?

Ồ, Fed vừa hạ lãi suất quỹ liên bang 50 bps vào ngày hôm kia, và nền kinh tế đã phản ứng ngay lập tức. Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp giảm, hai cuộc khảo sát kinh doanh khu vực cho thấy sự tăng trưởng trong tháng 9, trong khi Chỉ số Kinh tế Đồng hành đạt mức cao kỷ lục mới vào tháng 8! Tất nhiên, chúng tôi chỉ đùa thôi.
Fed hậu cắt giảm lãi suất: Thanh khoản tăng vọt, rủi ro lạm phát tăng cao!
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Fed hậu cắt giảm lãi suất: Thanh khoản tăng vọt, rủi ro lạm phát tăng cao!

Fed đã cắt giảm lãi suất, dẫn đến việc tăng thanh khoản dư thừa và rủi ro lạm phát gia tăng trong bối cảnh đồng USD yếu và chính sách tiền tệ nới lỏng. Tuy nhiên, sự gia tăng thanh khoản này cũng có thể làm gia tăng áp lực lạm phát, với lợi suất thực vẫn là yếu tố quan trọng cần theo dõi.
Với Powell, việc cắt giảm lần đầu luôn dễ dàng; nhưng giờ đây, thử thách thực sự mới bắt đầu
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Với Powell, việc cắt giảm lần đầu luôn dễ dàng; nhưng giờ đây, thử thách thực sự mới bắt đầu

Fed đã cắt giảm lãi suất 50 bps, nhưng điều này gây hoài nghi về sức mạnh của nền kinh tế Mỹ, khi nhiều chỉ số vẫn tích cực. Sự quan tâm của Nhà Trắng đối với tình hình Trung Đông gia tăng, trong khi có nguy cơ đình công tại các cảng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Mỹ vào thời điểm quan trọng. Cùng lúc, chính trị có thể tác động đến các quyết định của Fed, khiến tình hình trở nên phức tạp hơn trước cuộc bầu cử sắp tới.
Thị trường dầu mỏ: Dấu hiệu phục hồi chữ V sau cú sốc lãi suất
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Thị trường dầu mỏ: Dấu hiệu phục hồi chữ V sau cú sốc lãi suất

Thị trường dầu mỏ đang chứng kiến sự hình thành đáy chữ V sau khi Fed thực hiện đợt cắt giảm lãi suất quyết liệt. Động thái này buộc một số quỹ phòng hộ phải từ bỏ lập trường bearish về dầu. Diễn biến này diễn ra trong bối cảnh báo cáo mới nhất từ JODI cho thấy nhu cầu dầu toàn cầu đạt mức kỷ lục, trong khi tồn kho toàn cầu suy giảm.
Fed tung đòn mạnh: Hạ lãi suất và hạ kỳ vọng
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Fed tung đòn mạnh: Hạ lãi suất và hạ kỳ vọng

Fed đã quyết định cắt giảm lãi suất quỹ liên bang 50 bps, một động thái phù hợp với kỳ vọng thị trường (xác suất của kịch bản này vượt 67% vào đầu tuần). Quyết định này khiến 104 trong số 113 chuyên gia được khảo sát bởi các hãng truyền thông tài chính hàng đầu bất ngờ. Do thị trường chưa hoàn toàn định giá mức cắt giảm mạnh mẽ này, chúng ta đã chứng kiến phản ứng thị trường dữ dội. Động thái này không chỉ phản ánh cách tiếp cận chính sách tiền tệ mới của Fed mà còn có thể dẫn đến một đợt điều chỉnh thị trường kéo dài, tiềm ẩn khả năng xáo trộn cục diện đối với USD.
Fed hạ lãi suất: Nỗ lực cuối cùng trước bờ vực suy thoái?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Fed hạ lãi suất: Nỗ lực cuối cùng trước bờ vực suy thoái?

FOMC đã đáp ứng kỳ vọng của thị trường, nhưng các nhà đầu tư nên cẩn trọng với "món quà" này. Mặc dù nguy cơ lạm phát cao đang dịu bớt, rủi ro suy thoái bắt nguồn từ thị trường lao động lại đang gia tăng. Trong cả hai kịch bản, thị trường đang chuẩn bị cho một giai đoạn biến động mạnh kéo dài trong năm 2024.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ