Đây là điều mà Fed không muốn bạn biết về lạm phát!
Nguyễn Ngọc Mai
Analyst
Đây chỉ là một dấu hiệu… hay sự khởi đầu của một xu hướng dài hạn? Đó là câu hỏi chính mà người tiêu dùng, nhà đầu tư và người nghỉ hưu phải đối mặt khi nói đến lạm phát.
Không thể phủ nhận rằng áp lực lạm phát đã gia tăng đáng kể trong 12 tháng qua. Giá của các mặt hàng bao gồm đồng, ngũ cốc, xăng và gỗ xẻ tăng đột biến đã thể hiện rõ điều này - cũng như các thị trường chứng khoán và nhà ở cùng đồng loạt tăng.
Giá tăng nhanh chóng trên một loạt các loại tài sản là một dấu hiệu cho thấy tiền đang bị dư thừa!
Như nhà kinh tế học nổi tiếng Milton Friedman đã lưu ý: “Lạm phát là một dấu hiện tiền tệ luôn hiện hữu ở mọi nơi và nó có thể được tạo khi lượng tiền mặt vượt qua tổng sản lượng trên thị trường.
Friedman không đề xuất áp dụng hệ thổng bản vị vàng "gold standard" hay tiền cứng. Thay vào đó, ông hy vọng mình có thuyết phục các cơ quan quản lý tiền tệ hành động có trách nhiệm!
Với những chính sách liều lĩnh mà Fed thực hiện gần đây - lãi suất bằng 0, nới lỏng định lượng lớn và lạm phát mục tiêu “đối xứng” (trên 2%) - niềm tin của Friedman đã đặt sai chỗ.
Tỷ phú Warren Buffett - chủ tịch Berkshire Hathaway, đã cảnh báo tại cuộc họp cổ đông của công ty ông vào cuối tuần trước rằng: “Chúng tôi đang chứng kiến mức lạm phát rất đáng kể”.
Những người mua nhà đang cảm nhận được điều đó. Giá gỗ đang ở mức cao kỷ lục mọi thời đại sau nhiều tháng tăng không ngừng, giúp đẩy chi phí xây nhà lên cao hơn hai con số.
Những người lái xe cũng vậy. Giá xăng trung bình trên toàn quốc tại trạm bơm đã tăng hơn $1 mỗi gallon so với một năm trước.
Chỉ số giá tiêu dùng tăng 0.6% trong tháng 3 - mức tăng hàng tháng lớn nhất trong gần một thập kỷ. Trong khi đó, một thước đo lạm phát không hoàn hảo - chỉ số CPI có xu hướng làm giảm chi phí thực tế tăng lên.
Các quan chức Cục Dự trữ Liên bang khẳng định những áp lực lạm phát còn tồn tại này chỉ là "nhất thời" - hệ quả của việc tăng lên khỏi mức cực thấp trên thị trường tài sản được chứng kiến trong đợt đại dịch bùng phát năm ngoái. Theo Fed, nền kinh tế chỉ đang trở lại bình thường - và lạm phát sẽ vừa phải so với mục tiêu khoảng 2% hàng năm.
Vấn đề nằm ở chỗ rủi ro lạm phát vẫn đang hiện hữu do chính sách tài khóa và tiền tệ của Hoa Kỳ vẫn đang diễn ra thông qua chi tiêu và kích thích “khẩn cấp”. Và dường như điều này sẽ chưa dừng lại.
Bộ Tài chính gần đây đã báo cáo rằng họ dự kiến sẽ vay 463 tỷ USD trong quý hiện tại - làm tăng thâm hụt lên mức đáng kinh ngạc 2.3 nghìn tỷ USD cho cả năm ngân sách.
Các quan chức bộ tài chính thừa nhận khoản vay của chính quyền Biden đã nhiều hơn hàng trăm tỷ USD so với ước tính trước đây vào tháng Hai.
Khoản vay bổ sung là cần thiết bởi dự luật cứu trợ Covid-19 trị giá 1.9 nghìn tỷ USD của Tổng thống Joe Biden, với khoản tiền mặt trị giá 1,400 USD, mở rộng trợ cấp thất nghiệp khẩn cấp và nhiều khoản trợ cấp khác.
Các khoản thanh toán thất nghiệp lớn đang gây ra hậu quả không lường trước được. Hàng triệu người Mỹ đang chọn ở nhà và thu thập lợi ích hơn là làm việc. Điều đó đang góp phần vào sự thiếu hụt lao động, điều này đã được thể hiện rõ rệt trong ngành nhà hàng và bán lẻ.
Nhờ sự cạnh tranh từ tất cả các khoản tài trợ của chính phủ, các doanh nghiệp đang phải tăng lương và thậm chí tăng tiền thưởng lớn để thu hút lao động. Nhiều doanh nghiệp đang đứng trước nguy cơ sớm phải tăng lương, khi quy định về tiền lương tối thiểu của bang được áp dụng.
Một vòng xoáy giá tiền lương theo phong cách những năm 1970 có thể không còn xa!
Lạm phát tiền lương đã không thực sự ảnh hưởng đến nền kinh tế Hoa Kỳ trong nhiều thập kỷ. Do đó, nó vẫn là mảnh ghép còn thiếu trong một xu hướng tiềm ẩn về lạm phát gia tăng.
Trong khi giá hàng hóa tăng đột biến thường mang tính tạm thời do tính chất biến động của thị trường futures áp lực tiền lương một khi bùng phát sẽ có xu hướng dẫn đến lạm phát cao hơn trên cơ sở bền vững hơn. Một khi kỳ vọng về tiền lương tăng lên, nó có xu hướng không quay trở lại mức trước đó.
Thật không may, sức mua sử dụng đồng Dollar của những người làm công ăn lương cùng với các nhà đầu tư và người về hưu nào có thể bị giảm. Fed đang cố gắng giữ lãi suất ở mức thấp để đảm bảo lãi suất thực âm được áp dụng cho các khoản tiết kiệm - một chính sách "quỷ quyệt" làm giảm lợi ích những người tiết kiệm trong khi chuyển một phần số tiền đó cho các bên đi vay.
Vàng và bạc vẫn là tài sản phỏng vệ phổ thông thiết yếu đối cho bất kỳ ai muốn duy trì sức mua theo thời gian.
Sự sụt giảm của Dollar Mỹ không phải là tạm thời mà khá dai dẳng. Trái phiếu Fed sẽ tiếp tục giảm giá trị năm này qua năm khác nhưng câu hỏi duy nhất là liệu nó có thể giảm với tốc độ nào?
Không ai biết lạm phát có thể tăng cao như thế nào trong những năm tới.
Fed tuyên bố họ có các công cụ để giữ lạm phát “được neo tốt” nếu sự gia tăng của nó trở thành một vấn đề nghiêm trọng. Nhưng liệu các công cụ này có ảnh hưởng tiêu cực đến Phố Wall, các ngân hàng lớn và chính phủ Hoa Kỳ không? đây đều là những đối tượng "nghiện" các kích thích lãi suất thấp của Fed.
Trong môi trường nơi thị trường trái phiếu và toàn bộ nền kinh tế tài chính được hỗ trợ quá nhiều, bong bóng không bao giờ vỡ hoàn toàn. Thay vào đó, chúng liên tục được tái lạm phát trên cơ sở luân phiên.
Khi kỳ vọng lạm phát “không được kiểm chứng”, nỗi sợ hãi sẽ thúc đẩy các nhà đầu tư chính thống thực hiện các động thái mạnh mẽ để cố gắng bảo vệ mình. Vòng quay ngoạn mục nhất có thể là khi tài sản tài chính bằng dollar được chuyển thành thành tài sản hữu hình bao gồm kim loại quý.
Fxstreet