Đô la Mỹ có thể tăng trong tuần tới trong bối cảnh chiến tranh Nga - Ukraine và những bình luận hawkish từ Fed đẩy mạnh tâm lý phòng tránh rủi ro trên thị trường. Yên Nhật và Franc Thuỵ sĩ cũng có thể tăng do ảnh hưởng từ môi trường risk-off.
Tuần trước, thị trường rơi vào loạn lạc sau loạt bình luận hawkish từ Fed. Trong phiên thứ Hai, S&P 500 tạo gap giảm sâu tuy nhiên kết thúc phiên trong sắc xanh. Tâm lý e ngại rủi ro khiến USD, Franc Thuỵ Sĩ và Yên Nhật đóng cửa tăng trước hầu hết các đồng tiền G-10.
Chỉ số S&P 500 - Biểu đồ ngày
Kết quả bầu cử của Pháp, phản ứng của thị trường
Thị trường không có nhiều phản ứng trước chiến thắng của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Có vẻ như thị trường đã định giá việc ông Macron thắng, và đang tập trung vào những lo ngại về kinh tế vĩ mô (như Fed).
Cập nhật tình hình Nga - Ukraine
Trong khi đó ở Ukraine, thành phố cảng chiến lược Mariupol đã bị Nga kiểm soát. Câu chuyện chính đang đổ dồn vào nhà máy sản xuất kim loại Azovstal. Các báo cáo cho thấy Nga đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công mới để chiếm khu liên hợp công nghiệp này.
Bản đồ cho thấy sự xâm chiếm của Nga vào Ukraine
Hôm thứ hai, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin hy vọng sức mạnh của Nga sẽ suy giảm sau những hành động chống lại nước láng giềng. Mỹ không có ý định gửi quân đội của mình hoặc NATO đến Ukraine mà chỉ tiếp tục cung cấp vũ khí cho Kyiv, gia tăng căng thẳng giữa Nga và Mỹ.
Trong khi đó, mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc,vốn đã mong manh sau cuộc chiến thương mại do chính quyền Trump khởi xướng tiếp tục có dấu hiệu rạn nứt. Mỹ cảnh báo nếu Trung Quốc tiếp tục hỗ trợ vật chất cho Nga, các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ có thể được áp đặt. Washington đưa ra một thông điệp thân thiện hơn với New Delhi, nhấn mạnh rằng họ sẽ làm việc với chính phủ để loại bỏ sự phụ thuộc của Ấn Độ vào nhập khẩu vũ khí của Nga.
Căng thẳng giữa Trung Quốc và Ấn Độ về “Đường kiểm soát thực tế” (LAC) trên dãy núi Himalaya là ưu tiên hàng đầu của Tổng thống Ấn Độ Narenda Modi. Đảm bảo mối quan hệ tin cậy giữa các quốc gia là điều quan trọng, không chỉ trong quan hệ Trung-Ấn mà còn trong bối cảnh lạm phát gia tăng trên toàn thế giới, chuỗi cung ứng bị gián đoạn.
Dữ liệu CPI và GDP của Mỹ, Eurozone
Dữ liệu về CPI và GDP sắp tới của Eurozone có thể khiến đồng Euro suy giảm nặng nề so với đồng USD, buộc ECB xem xét lại kế hoạch tăng lãi suất. Tuần trước, EUR giảm sau bình luận của Chủ tịch ngân hàng trung ương Christine Lagarde về việc các cơ quan quản lý tiền tệ phải cắt giảm triển vọng tăng trưởng do hậu quả của cuộc chiến Ukraine, kết hợp với những bình luận hawkish của Fed, đẩy giá EUR/USD lao dốc khi thị trường mạnh tay định giá các đợt tăng lãi suất của Fed.
Dữ liệu GDP và thu nhập/chi tiêu cá nhân của Mỹ sẽ được công bố trong tuần này, khiến EUR/USD biến động mạnh mẽ nếu các số liệu củng cố triển vọng diều hâu của Fed.
Nếu dữ liệu kinh tế Mỹ có những bất ngờ tốt, USD sẽ tăng xuất phát từ hai nguồn lực gồm triển vọng kinh tế ổn định và các điều kiện tín dụng thắt chặt.
Triển vọng kĩ thuật EUR/USD
EUR/USD giao dịch quanh mức 1.0697 - mức thấp nhất kể từ tháng 3 năm 2020. EUR/USD bắt đầu suy yếu từ tháng 1 năm 2021 và chưa có dấu hiệu dừng lại. Vào thứ hai, cặp tiền này ghi nhận giảm mạnh nhất kể từ 31 tháng 3 năm 2022.
EUR/USD - Biểu đồ ngày
Phân kỳ RSI dương có thể là tín hiệ đảo chiều sắp. Tuy nhiên, một chỉ báo không thể nói lên tất cả. Xu hướng giảm của EUR/USD có thể tăng tốc bất chấp sự phân kỳ trên.