Để kết thúc chiến tranh tại Ukraine, trừng phạt Nga không phải là một phương án hay
Nguyễn Thanh Thùy Dung
Junior Analyst
Có một chiến lược quân sự mang tên 'Strategic bombing during World War II" trong Thế chiến thứ II. Bằng cách sử dụng chiến lược này, các quốc gia thù địch sẽ có xu hướng khiến người dân của nước đối lập chống lại giới chức trách của họ thông qua những sự kiện như biểu tình. Tuy nhiên, chiến lược này đang chưa cho thấy độ hiệu quả trong cuộc chiến mới đây nhất và có xu hướng phản tác dụng.
Cho đến nay, các lệnh trừng phạt kinh tế đối với Nga vẫn chưa giúp ích cho việc chặn cuộc chiến của Vladimir Putin đối với Ukraine. Đồng RUB hiện là đồng tiền hiếm hoi tăng giá mạnh so với USD và giá dầu vẫn neo ở ngưỡng cao. Mặc dù phía Ukraine đã có những động thái đáng chú ý trên chiến trường, các cuộc khảo sát cho thấy 75% người Nga vẫn ủng hộ chiến tranh.
Mặc dù vậy, cách thức cấm vận kinh tế vẫn là một chiến lược đầu tiên nghĩ tớ bởi đó là một cách để các chính phủ dân chủ thể hiện sự phản đối của họ đối với chế độ chuyên chế và xâm lược quân sự mà không cần phải tiến hành chiến tranh.
Các biện pháp này cũng có thể gây ra xáo trộn trật tự xã hộ trong quần chúng để khiến người dân chống lại các nhà lãnh đạo chuyên quyền của họ. Một số chính trị gia Châu Âu đã tuyên bố rằng việc ngăn chặn người Nga đến Châu Âu sẽ khuyến khích họ yêu cầu chấm dứt chiến tranh. Trừng phạt các nhà tài phiệt bằng cách tịch thu du thuyền và đóng băng tài khoản ngân hàng nước ngoài cũng phần nào kích thích giới “tinh hoa” quay lưng với Putin.
Trên thực tế, trừng phạt kinh tế hầu như chưa bao giờ có tác dụng như mong muốn là hạ bệ chế độ chuyên chế hoặc ngăn chặn hành vi xâm lược bằng bạo lực. Bằng chứng là Iran vẫn luôn áp đặt chế độ thần quyền mà phần lớn người dân thành thị của nước này ghét bỏ mặc dù cho đất nước này đã trải qua bao nhiêu năm cấm vận kinh tế. Tương tự, không có dấu hiệu nào cho thấy quyền lực chuyên quyền của Vladimir Putin đang suy yếu.
Quay trở lại chiến lược quân sự mang tên 'Strategic bombing during World War II" được tiên phong kể từ Chiến tranh Thế giới thứ hai. Thời điểm đó, “Oanh tạc bom đạn vào người dân thường” cũng được coi là một cách để tránh đưa quân đội vào một cuộc chiến đẫm máu và hao tổn. Ý tưởng ban đầu là khủng bố người dân để buộc họ phải phục tùng. Người Anh đã sử dụng phương pháp này vào những năm 1920 để dập tắt một cuộc nổi dậy của các bộ lạc Iraq. Người Nhật đã chọn một chiến lược tương tự ở Trung Quốc vào những năm 1930. Quân Đức theo dõi ở Warsaw và Rotterdam vào đầu Chiến tranh Thế giới thứ hai, sau đó tiếp tục chiến dịch ném bom ở London và các thành phố khác.
Mãi đến năm 1942, các chính phủ mới bắt đầu hướng tới việc cố ý trừng phạt người dân với hy vọng họ sẽ hạ bệ các nhà lãnh đạo của họ. Đơn vị này do hai trong số những người đàn ông đã tham gia ném bom người Iraq vào những năm 1920 dẫn đầu: Thủ tướng Anh Winston Churchill và Ngài Arthur “Bomber” Harris, lúc đó là người đứng đầu của Bộ Tư lệnh Không quân Hoàng gia.
Tuy nhiên, do quá nhiều phi công của Anh đã hy sinh trong các cuộc ném bom chính xác các mục tiêu quân sự và Churchill quyết định rằng sẽ khôn ngoan hơn nếu cố gắng hạ thấp tinh thần chiến đấu của quân Đức bằng cách ném bom rải rác. Chắc chắn, một khi Hamburg, Berlin và các thành phố khác chìm trong biển lửa, người Đức sẽ không còn ủng hộ Hitler và băng đảng của ông nữa.
Hầu hết mọi thành phố của Nhật Bản đều bị phá hủy vào năm 1944 và 1945. Những quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima và Nagasaki chỉ là ví dụ cuối cùng và tàn khốc nhất của việc ném bom chiến lược trong chiến tranh.
Tuy nhiên, cả người Đức và người Nhật đều không bao giờ quay lưng lại với chế độ của họ. Họ biết rằng chỉ trích các nhà lãnh đạo của họ trước công chúng có thể đồng nghĩa với cái chết. Thay vào đó, mọi người cố gắng sống sót tốt nhất có thể.
Gian khổ sẽ khiến người dân hình thành lực lượng để chiến đấu chống lại kẻ thù chung cũng như tăng cường hỗ trợ cho các nhà lãnh đạo của họ. Mỹ cũng học được bài học này ở miền Bắc Việt Nam vào đầu những năm 1970, khi Pentagon cố gắng ném bom, muốn Việt Nam phải khuất phục.
Một trường hợp mà trừng phạt kinh tế đã mang lại kết quả đó là ở Nam Phi. Các cuộc tẩy chay về kinh tế và thể thao, đã làm bẽ mặt và cô lập đất nước, đã giúp hạ bệ chế độ phân biệt chủng tộc. Điều đó chỉ có thể thực hiện được là vì người Nam Phi da trắng, áp bức người da đen, đang sống trong một nền dân chủ, nơi phiếu bầu và dư luận là quan trọng.
Putin rõ ràng đang tin tưởng vào sự khác biệt này, hy vọng rằng việc cắt giảm nguồn cung năng lượng cho Châu Âu vào mùa đông này sẽ khiến người dân ở đó suy nghĩ lại về sự ủng hộ đối với Ukraine. Ông và những người theo ông tin rằng những người ở phương Tây tự do suy đồi và mềm yếu. Theo quan điểm của Putin, người Nga có thể chịu đựng được khó khăn nhưng người Châu Âu thì không thể.
Thành kiến này đã được đưa ra bởi nhiều người chuyên quyền trong quá khứ. Các cuộc chiến tranh ở Châu Âu và Châu Á được bắt đầu dựa trên giả định rằng những công dân tự do không có gan để chiến đấu. Và trên thực tế, các nền dân chủ có thể dễ bị suy yếu trước những áp lực mà không có tác động tương tự như ở các quốc gia độc tài. Các cuộc chiến tranh khó có thể duy trì trong các nền dân chủ một khi công chúng từ chối tán thành.
Đồng thời, người Ukraine chắc chắn đang cho thấy rằng họ đã chuẩn bị sẵn sàng để chiến đấu vì tự do của mình, giống như người Anh đã làm trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Giờ đây, các nền dân chủ khác phải gánh chịu hậu quả của việc giúp Ukraine tự vệ.
Bloomberg