Địa chính trị leo thang: Vàng "thừa thắng xông lên" phá đỉnh tuần - Đâu là điểm dừng?

Địa chính trị leo thang: Vàng "thừa thắng xông lên" phá đỉnh tuần - Đâu là điểm dừng?

Phạm Phương Anh

Phạm Phương Anh

Junior Editor

10:58 20/11/2024

Giá vàng phi mã trong ngày thứ ba liên tiếp khi căng thẳng Nga-Ukraine tiếp tục thúc đẩy dòng tiền tìm đến tài sản trú ẩn an toàn. Lợi suất TPCP Mỹ phục hồi mang lại một số hỗ trợ cho đồng USD và có thể hạn chế đà tăng của XAU/USD. Các nhà giao dịch chờ đợi phát biểu từ các thành viên FOMC để tìm kiếm manh mối về việc cắt giảm lãi suất.

Giá vàng (XAU/USD) thu hút thêm lực mua trong ngày thứ ba liên tiếp vào thứ Tư và leo lên mức cao nhất trong hơn một tuần qua, quanh vùng 2,641-2,642 USD trong phiên giao dịch châu Á. Căng thẳng leo thang giữa Nga-Ukraine tiếp tục thúc đẩy nhu cầu đối với tài sản trú ẩn an toàn, cùng với đồng USD ổn định, hỗ trợ cho kim loại quý này.

Tuy nhiên, những bình luận đêm qua từ các quan chức Nga và Mỹ đã giúp làm dịu bớt lo ngại của thị trường về khả năng xảy ra chiến tranh hạt nhân toàn cầu, điều này thể hiện qua tâm lý tích cực chung trên thị trường cổ phiếu. Bên cạnh đó, đà tăng của lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ đang hỗ trợ đồng USD mạnh lên. Vì vậy, các nhà đầu tư nên cẩn trọng trước khi mở các lệnh mua vàng tại thời điểm này.

Phân tích kỹ thuật

fxsoriginal

Biểu đồ XAU/USD khung thời gian 4 giờ

Đà phục hồi từ mức thấp hai tháng chạm vào tuần trước đã đẩy giá vàng vượt qua mức Fibo 38.2% của đợt điều chỉnh giảm gần đây từ đỉnh lịch sử, tạo lợi thế cho phe mua. Thêm vào đó, các chỉ báo dao động trên biểu đồ khung 4H tiếp tục củng cố đà tăng của vàng trong phiên, hướng tới vùng 2,658-2,660 USD và tiếp đến là quanh 2,670-2,672 USD. Nếu động lực mua tiếp tục duy trì, XAU/USD có thể hướng đến việc chinh phục lại mốc tâm lý 2,700 USD.

Ngược lại, vùng 2,622-2,620 USD hiện đang đóng vai trò hỗ trợ gần nhất nếu giá vàng sụt giảm trước khi tới mốc 2,600 USD. Thoái lui xuống dưới ngưỡng này có thể đẩy vàng về SMA 100 quanh 2,555 USD và sau đó là vùng 2,537-2,536 USD.

FX Street

Broker listing

Cùng chuyên mục

Phân tích kỹ thuật dầu thô, khí tự nhiên: Thời điểm Brent chinh phục đỉnh 73.85 USD đã đến?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Phân tích kỹ thuật dầu thô, khí tự nhiên: Thời điểm Brent chinh phục đỉnh 73.85 USD đã đến?

Giá dầu Brent tiếp tục xu hướng dao động hẹp quanh vùng kháng cự trọng yếu 73.83 USD/thùng, phản ánh tác động đan xen giữa căng thẳng địa chính trị và những lo ngại về cán cân cung - cầu toàn cầu. Trong khi đó, dầu WTI duy trì vị thế ổn định trên ngưỡng tâm lý 69 USD/thùng, thể hiện sự cân bằng giữa áp lực từ số liệu tồn kho gia tăng và dấu hiệu hạ nhiệt của tình hình Trung Đông. Đáng chú ý, báo cáo tồn kho dầu thô Hoa Kỳ ghi nhận mức tăng đột biến 4.8 triệu thùng, vượt xa dự báo của thị trường, củng cố thêm áp lực điều chỉnh giảm giá.
Địa chính trị leo thang: Vàng "thừa thắng xông lên" phá đỉnh tuần - Đâu là điểm dừng?
Phạm Phương Anh

Phạm Phương Anh

Junior Editor

Địa chính trị leo thang: Vàng "thừa thắng xông lên" phá đỉnh tuần - Đâu là điểm dừng?

Giá vàng phi mã trong ngày thứ ba liên tiếp khi căng thẳng Nga-Ukraine tiếp tục thúc đẩy dòng tiền tìm đến tài sản trú ẩn an toàn. Lợi suất TPCP Mỹ phục hồi mang lại một số hỗ trợ cho đồng USD và có thể hạn chế đà tăng của XAU/USD. Các nhà giao dịch chờ đợi phát biểu từ các thành viên FOMC để tìm kiếm manh mối về việc cắt giảm lãi suất.
Giá bạc 'hụt hơi' trước ngưỡng kháng cự 31.50 USD sau động thái của PBOC
Phạm Phương Anh

Phạm Phương Anh

Junior Editor

Giá bạc 'hụt hơi' trước ngưỡng kháng cự 31.50 USD sau động thái của PBOC

Giá bạc tiếp tục duy trì ở mức thấp sau khi Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức 3.1% trong tháng 11. Tuy nhiên, tình hình căng thẳng giữa Nga và Ukraine đang gia tăng, nhiều nhà đầu tư có xu hướng tìm đến bạc như một tài sản trú ẩn an toàn. Đồng thời, giá bạc cũng trở nên hấp dẫn hơn khi đồng USD đang chịu áp lực bán ra để chốt lời sau đợt tăng mạnh vừa qua.
NZD/USD giằng co dưới mốc 0.5900 - RBNZ sắp có "nước cờ" mới?
Phạm Phương Anh

Phạm Phương Anh

Junior Editor

NZD/USD giằng co dưới mốc 0.5900 - RBNZ sắp có "nước cờ" mới?

NZD/USD có thể sẽ gặp khó khăn trong tuần tới, khi thị trường dự báo Ngân hàng Dự trữ New Zealand (RBNZ) sẽ có đợt giảm lãi suất mạnh. Trong khi đó, đồng USD đang có xu hướng tăng vì thị trường không còn kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ giảm lãi suất sớm như trước. Điều này được khẳng định qua phát biểu của Chủ tịch Fed Powell: "Hiện tại, các chỉ số kinh tế không cho thấy chúng ta cần vội vàng hạ lãi suất".
Phân tích kỹ thuật dầu thô, khí tự nhiên: Brent "nóng" trở lại khi Na Uy đột ngột ngừng sản xuất tại mỏ dầu lớn nhất
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Phân tích kỹ thuật dầu thô, khí tự nhiên: Brent "nóng" trở lại khi Na Uy đột ngột ngừng sản xuất tại mỏ dầu lớn nhất

Giá dầu bứt phá sau tin Na Uy tạm ngừng hoạt động mỏ dầu chiến lược, siết chặt thêm nguồn cung toàn cầu trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị leo thang. Mỏ dầu Tengiz (Kazakhstan) thông báo cắt giảm 30% công suất, tiếp tục gây áp lực lên thị trường dầu thô. Khí tự nhiên xuất hiện mô hình tam giác tăng tại 2.953 USD; kỳ vọng break-out trên 3.015 USD kích hoạt sóng tăng hướng tới các ngưỡng 3.073 và 3.117 USD.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ