Dịch bệnh bùng phát làm suy yếu tâm lý rủi ro tại Châu Âu
Ngô Văn Thịnh
Economic Analyst
Một lần nữa, những biện pháp phong tỏa nghiêm trọng bao trùm khắp châu Âu đang làm lung lay tâm lý nhà đầu tư. Điều này làm tăng thêm rủi ro của kỳ báo cáo thu nhập sắp tới cùng với Brexit và các cuộc họp của NHTW. Sự bế tắc về kích thích tài khóa của Hoa Kỳ sẽ không giúp ích gì khi chỉ còn 9 ngày nữa trước khi thị trường tìm ra liệu đặt cược vào “làn sóng xanh” có phải nước đi tốt nhất hay không.
Việc thắt chặt các biện pháp hạn chế của châu Âu khiến Tây Ban Nha rơi vào tình trạng khẩn cấp cùng với việc Italia áp đặt các biện pháp khắc nghiệt nhất kể từ tháng 5. Điều đó sẽ khiến ECB không mấy lạc quan trong tuần này và khả năng sẽ gia tăng quy mô chương trình mua tài sản khẩn cấp trong đại dịch (PEPP) vào cuối năm. Số liệu lạm phát yếu kém cũng sẽ gây thêm khó khăn và bất kỳ số liệu GDP tích cực nào cho quý III cũng không thể bù đắp được triển vọng xấu dần do các biện pháp phong tỏa được thắt chặt trên toàn lục địa già.
Tại Mỹ, mùa báo cáo thu nhập sôi động có thể trì hoãn triển vọng u ám, trong khi mức phục hồi tăng trưởng GDP mạnh mẽ trong quý 3 phần lớn đã được nhìn thấy. Hơn nữa, mức tăng 32% được dự đoán sẽ vẫn không thể đưa nền kinh tế về mức trước đại dịch. Fed hiện đang tỏ ra yên ắng, nhưng có vẻ như đã có tiến triển với gói kích thích tài khóa khi cả hai Đảng đều đang gấp rút đi đến một thỏa thuận trước bầu cử.
Điều đó giống như các cuộc đàm phán Brexit, hiện được kéo dài đến thứ Tư, với rất ít thông tin tích cực trong cuối tuần được coi là một dấu hiệu tích cực. Tuy nhiên, thời hạn cuối cùng vẫn có vẻ là giữa tháng 11 với dòng tin tức hứa hẹn sẽ khiến thị trường biến động giật hai chiều trong thời gian sắp tới.
Nhìn chung, rủi ro là rõ ràng với việc USD tăng so với hầu hết các đồng tiền chính khác và dầu thô giảm hơn 2%. Hoạt động tái cơ cấu danh mục vào cuối tháng, cuộc họp toàn thể kéo dài 4 ngày của Trung Quốc và các cuộc thử nghiệm vắc xin trở nên sôi động đều là những yếu tố cần chú ý khi ngày bầu cử đến gần.