Điều đáng lo ngại đằng sau dữ liệu GDP vượt kỳ vọng của Mỹ

Điều đáng lo ngại đằng sau dữ liệu GDP vượt kỳ vọng của Mỹ

Hoàng Thế Vinh

Hoàng Thế Vinh

Junior Analyst

14:12 26/01/2024

Trong quý IV, GDP của Mỹ đã tăng trưởng với tốc độ chóng mặt 3.3%, vượt kỳ vọng chung 2% tới 5 độ lệch chuẩn và cũng cao hơn nhiều so với dự đoán của phố Wall.

Điều này chủ yếu đến từ việc không giảm lượng tồn kho, xuất khẩu tăng vọt bất chấp USD tăng. Ngoài ra, dữ liệu tốt về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và cơn sốt xe RV cũng góp phần không nhỏ vào GDP.

Biểu đồ dưới đây cho thấy sự thay đổi GDP danh nghĩa trong quý IV cũng như mức tăng tương ứng trong thâm hụt ngân sách của Mỹ.

Trong khi GDP quý IV tăng 329 tỷ USD lên 27.939 nghìn tỷ USD, điều đáng lo ngại là trong cùng khoảng thời gian, thâm hụt ngân sách của Mỹ đã tăng nhiều hơn 50%, tương đương 510 tỷ USD. Và hơn nữa, mức tăng nợ công của Mỹ trong cùng khoảng thời gian ba tháng là 834 tỷ USD, hay cao hơn 154% so với mức tăng GDP. Nói cách khác, hiện nay thâm hụt ngân sách cần 1.55 USD để tạo ra 1 USD tăng trưởng và cần hơn 2.50 USD nợ mới để tạo ra 1 USD tăng trưởng GDP.

Điều này thể hiện rõ sự không bền vững và đó là lý do tại sao ngay cả cơ sở dữ liệu FRED của ST Louis Fed cho thấy tổng số tiền lãi phải trả đã lần đầu tiên vượt quá 1 nghìn tỷ USD (và sắp tăng theo cấp số nhân).

ZeroHedge

Broker listing

Cùng chuyên mục

Sau động thái của Fed, Biden tự tin khẳng định vai trò của mình trong việc tăng cường sức mạnh kinh tế
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Sau động thái của Fed, Biden tự tin khẳng định vai trò của mình trong việc tăng cường sức mạnh kinh tế

Tổng thống Biden nhấn mạnh rằng ông không tuyên bố đã chiến thắng hoàn toàn lạm phát. Thay vào đó, ông đang ghi nhận một bước tiến quan trọng trong hành trình phục hồi kinh tế sau đại dịch. Ông coi đây là một điểm chuyển hướng đáng kể, báo hiệu sự chuyển biến tích cực trong nỗ lực ổn định nền kinh tế và kiềm chế áp lực giá cả.
Động thái cắt giảm lãi suất 50bps của Fed có thể tạo tiền đề cho một cuộc khủng hoảng như thập niên 1990
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Động thái cắt giảm lãi suất 50bps của Fed có thể tạo tiền đề cho một cuộc khủng hoảng như thập niên 1990

Từ đầu thập kỷ này, tác giả đã tập trung vào ba kịch bản: một là sự bùng nổ kinh tế kiểu "Roaring 2020s" như thập niên 1920, hai là sự tăng giá chóng mặt của thị trường chứng khoán như thập niên 1990, và ba là một kịch bản giống "That '70s Show" với các cú sốc địa chính trị đẩy giá dầu và lạm phát tăng vọt.
Động thái mạnh tay của Fed: Cắt giảm 50 bps lãi suất - Cứu cánh hay rủi ro cho nền kinh tế?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Động thái mạnh tay của Fed: Cắt giảm 50 bps lãi suất - Cứu cánh hay rủi ro cho nền kinh tế?

Ồ, Fed vừa hạ lãi suất quỹ liên bang 50 bps vào ngày hôm kia, và nền kinh tế đã phản ứng ngay lập tức. Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp giảm, hai cuộc khảo sát kinh doanh khu vực cho thấy sự tăng trưởng trong tháng 9, trong khi Chỉ số Kinh tế Đồng hành đạt mức cao kỷ lục mới vào tháng 8! Tất nhiên, chúng tôi chỉ đùa thôi.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ