Điều gì đã thúc đẩy OECD nâng mức dự báo tăng trưởng trong năm nay?
Nguyễn Ngọc Mai
Analyst
Hôm thứ Hai vừa qua, OECD cho biết triển vọng kinh tế toàn cầu đang dần được cải thiện khi việc triển khai vắc-xin thúc đẩy hoạt động doanh nghiệp và Hoa Kỳ bơm hàng nghìn tỷ USD vào nền kinh tế lớn nhất thế giới. Chính những điều này đã khiến họ nâng mức dự báo.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho biết, nền kinh tế toàn cầu dự kiến sẽ đạt tăng trưởng 5.8% trong năm nay và 4.4% trong năm tới, nâng ước tính từ 5.6% và 4.0% tương ứng trong một dự báo cuối cùng được công bố vào tháng Ba.
Kinh tế toàn cầu hiện đã trở lại mức hoạt động trước đại dịch, tuy nhiên, nó vẫn chưa đạt được mức tăng trưởng như mong đợi trước cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu - OECD cho biết trong ấn phẩm Triển vọng Kinh tế mới nhất của mình.
Nhà kinh tế trưởng Laurence Boone của OECD cho biết: “Nền kinh tế thế giới hiện đang hướng tới sự phục hồi, với rất nhiều rào cản”.
Bà nói thêm: “Rủi ro hiện nay là nền kinh tế không đạt được mức tăng trưởng hậu đại dịch hoặc mức tăng trưởng không được phân bổ rộng rãi"
Trong khi các chiến dịch tiêm chủng đang cho phép các nền kinh tế tiên tiến dần mở cửa trở lại, nhiều nền kinh tế của thị trường mới nổi đang bị kìm hãm bởi việc triển khai tiêm chủng chậm chạp và đợt bùng phát vi-rút COVID-19 mới.
OECD cho biết các ngân hàng trung ương ở các nền kinh tế tiên tiến nên giữ các điều kiện tài chính nới lỏng và chấp nhận mức lạm phát quá mục tiêu chủa họ.
Công suất dự phòng đáng kể trong nền kinh tế toàn cầu sẽ giúp giữ lạm phát gia tăng bền vững, bất chấp áp lực giá cả gần đây do tắc nghẽn chuỗi cung ứng gây ra khi các nền kinh tế mở cửa trở lại
Trong khi tự tin rằng các ngân hàng trung ương sẽ không bị "hoảng loạn" bởi mức lạm phát tạm thời, sau khi quan sát rủi ro về tỷ giá thị trường và biến động mạnh, Boone lại cho biết những diễn biến trên thị trường tài chính khá khó cho bà để khẳng định chắc chắn.
OECD cũng nhấn mạnh, các chính phủ nên tiếp tục hỗ trợ thu nhập cho các hộ gia đình và các công ty cho đến khi việc tiêm chủng được phổ biến rộng rãi, nhằm bảo vệ các lĩnh vực chịu nhiều ảnh hưởng nhất.
Được thúc đẩy bởi gói kích thích trị giá hàng nghìn tỷ USD, nền kinh tế Hoa Kỳ đã đạt mức tăng trưởng 6.9% trong năm nay - OECD cho biết, tăng so với dự báo trước đó là 6.5%. Vào năm 2022, dự kiến mức tăng trưởng sẽ tăng 3.6% - giảm so với dự báo 4.0% vào tháng Ba.
Gói kích thích kinh tế của Hoa Kỳ được cho là đã thúc đẩy tăng trưởng của Hoa Kỳ thêm 3-4 bps và 1% vào tăng trưởng toàn cầu, đồng thời đưa nền kinh tế Hoa Kỳ trở lại mức trước khủng hoảng vào giữa năm 2021.
CNBC