Điều gì khiến ngưỡng ngang giá của EUR trở nên đặc biệt như vậy?

Điều gì khiến ngưỡng ngang giá của EUR trở nên đặc biệt như vậy?

20:27 21/09/2022

Sự phục hồi nhanh chóng của EUR có nhiều nguyên do, nhưng sự giảm giá của đồng tiền này có thể tạo ra cơ hội trong ngắn hạn cho các nhà đầu tư cổ phiếu giá trị

Tỷ giá EUR/USD
Tỷ giá EUR/USD

Cuộc chiến ở Ukraine khiến cho giá năng lượng tăng vọt cộng thêm việc Ngân hàng Trung ương Châu Âu chậm chân hơn Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong cuộc đua tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát đều đã khiến EUR lao dốc và sụt giá so với USD trong 8 tháng đầu năm 2022. Sự phục hồi nhanh chóng của EUR có nhiều nguyên do, nhưng sự giảm giá của đồng tiền này có thể tạo ra cơ hội trong ngắn hạn cho các nhà đầu tư cổ phiếu giá trị.

Giá năng lượng tăng đột biến
Dù EUR đã giảm so với USD vào đầu năm, nhưng cuộc chiến giữa Nga - Ukraine còn gây ra một đợt bán tháo EUR mạnh mẽ hơn. Giá năng lượng tăng mạnh do áp lực lạm phát, tình trạng thiếu năng lượng và tình trạng an ninh quốc phòng trong khu vực.

Thời gian đầu của cuộc xâm lược, giá năng lượng trên toàn lãnh thổ tăng cao do lo ngại về sự gián đoạn xuất khẩu khí đốt tự nhiên từ Nga. Nga gần đây đã tạm dừng đường ống Nord Stream để bảo trì và bây giờ sẽ đóng cho đến khi các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ. Động thái này diễn ra vào thời điểm các quốc gia như Đức đang cố gắng dự trữ đủ khí đốt tự nhiên cho mùa đông lạnh giá.

Theo thời gian, Đức và các nước châu Âu khác, đã phụ thuộc vào khí đốt của Nga, được kỳ vọng sẽ chuyển sang sử dụng các nguồn năng lượng khác, chẳng hạn như năng lượng tái tạo và khí tự nhiên hóa lỏng (LNG). Nhưng trong ngắn hạn, những thách thức về nguồn cung vẫn đang tiếp diễn và giá năng lượng không ngừng tăng cao.

Sự gián đoạn nguồn cung năng lượng cũng xảy ra vào thời điểm mà các chuỗi cung ứng bị gián đoạn bởi áp lực lạm phát. Hơn nữa, ngập lụt nghiêm trọng ở Châu Âu vào mùa hè này cũng khiến việc vận chuyển hàng hóa trở nên tốn kém và khó khăn hơn.

Giống như Hoa Kỳ, Châu Âu cũng đang phải vật lộn với mức lạm phát chưa từng có. Theo dữ liệu từ cơ quan thống kê Châu Âu Eurostat, chỉ số giá tiêu dùng hàng năm của khu vực này đã tăng lên 8,9% vào tháng 7, tăng từ 8,6% trong tháng 6 và tăng 2,2% so với năm ngoái. Ở cả Mỹ và Châu Âu, sự gia tăng chi phí này đang làm giảm sức mua của người tiêu dùng và tác động tiêu cực đến các doanh nghiệp tiêu dùng trong nước.

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng lạm phát có ảnh hưởng đáng kể đến lượng tiền tệ. Nếu giá năng lượng cao và các áp lực lạm phát khác vẫn tiếp tục diễn ra ở Châu Âu, giá trị của EUR sẽ còn sụt giảm hơn nữa trong những tháng tới.

Sự chênh lệch lãi suất ngày càng tăng
ECB và Fed đã tăng lãi suất với các tốc độ khác nhau trước áp lực lạm phát. Sự khác biệt này càng làm cho EUR đã suy yếu trầm trọng hơn. Nói chung, lãi suất cao hơn làm tăng giá trị đồng tiền của một quốc gia và sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư từ nước ngoài hơn.

Ngược lại, ECB đã nâng lãi suất chủ yếu lên 125 điểm cơ bản tính đến hiện tại, dự kiến ​​sẽ tăng thêm nhiều lần nữa trong thời gian còn lại của năm 2022. Giống như Hoa Kỳ, ECB tập trung vào việc kiềm chế lạm phát và cũng đang cân bằng nhu cầu ổn định giá trước tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm.

Chiến tranh và những tác động của cuộc chiến đã gây ra những căng thẳng chưa từng có đối với nền kinh tế Châu Âu mà sẽ mất thời gian để hạ nhiệt và cũng có khả năng sẽ đẩy khu vực này vào suy thoái.

Hàng hóa EU có thể trở nên hấp dẫn hơn
EUR giảm giá cũng giúp thúc đẩy các hoạt động kinh tế Châu Âu. Nơi đây thu hút đông đảo các du khách Mỹ vì đồng tiền USD của họ bây giờ có thể mua được nhiều thứ hơn năm ngoái. Đây là một tín hiệu tăng trưởng tích cực cho địa phương, đặc biệt với Nam Âu, vùng bị ảnh hưởng nặng nề bởi COVID-19.

Nhưng đối với người tiêu dùng Châu Âu, chi phí nhập khẩu, đặc biệt trả bằng USD, đang tăng lên cùng với sự suy giảm của EUR. Nền kinh tế Châu Âu suy yếu cũng có nghĩa là các công ty sẽ gặp khó khăn vì phải áp phí cao hơn cho những người tiêu dùng.

Sự mất giá của EUR, áp lực lạm phát, những lo ngại về suy thoái kinh tế Châu Âu và áp lực của người tiêu dùng tác động tới mỗi công ty một khác. Và việc lựa chọn cổ phiếu “năng động” cũng sẽ rất quan trọng. Các nhà đầu tư cũng cần phải nắm rõ về khả năng phòng ngừa rủi ro của các công ty cũng như sự chênh lệch giữa chi phí và doanh thu sẽ mang lại lợi nhuận hay lỗ.

Nhìn chung, thị trường chứng khoán Châu Âu giao dịch với mức chiết khấu cao hơn so với các đối tác Mỹ trong nhiều năm qua, do các lĩnh vực định hướng giá trị như tài chính, năng lượng và vật liệu chiếm tỷ trọng lớn.

Một số lĩnh vực trên thị trường tăng trở lại. EUR suy yếu tạo ra cả thách thức lẫn cơ hội cho các công ty Châu Âu.

Franklin Templeton

Broker listing

Cùng chuyên mục

Số vụ kiện đòi bình đẳng thu nhập tại Anh tăng vọt
Quế Anh

Quế Anh

Junior Editor

Số vụ kiện đòi bình đẳng thu nhập tại Anh tăng vọt

Số vụ kiện đòi bình đẳng thu nhập tại Anh đã tăng hơn 30%. Dữ liệu này cho thấy việc các nhà bán lẻ lớn ở quốc gia này liên tục bị kiện có thể đã thúc đẩy người lao động lên tiếng về vấn đề bất bình đẳng tại nơi làm việc.
Fed "gây bão" với việc cắt giảm 50 bps lãi suất: Thị trường chao đảo
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Fed "gây bão" với việc cắt giảm 50 bps lãi suất: Thị trường chao đảo

Fed bất ngờ cắt giảm lãi suất 50 bps, khiến thị trường chao đảo. Mặc dù Powell khẳng định nền kinh tế Mỹ không suy thoái, chứng khoán nhanh chóng lao dốc khi ông cảnh báo không nên kỳ vọng Fed sẽ tiếp tục hạ lãi suất mạnh tay. Quyết định này đã gây ra phản ứng trái chiều và lo ngại về hướng đi tiếp theo của Fed.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ