Điều gì khiến nỗi sợ lạm phát tăng cao?
Nguyễn Ngọc Mai
Analyst
Đường cong lợi suất của Hoa Kỳ đã tăng nhanh kể từ quý 3 năm 2019 với một độ dốc đáng chú ý
Đường cong lợi suất đang dốc có thể là dấu hiệu của việc lợi suất kỳ hạn ngắn giảm hoặc lợi suất kỳ hạn dài tăng. Nguyên nhân sâu xa là do nhu cầu sở hữu các tài sản có tính thanh khoản cao nhất và rủi ro thấp nhất như tiền mặt hoặc trái phiếu kho bạc tăng lên. Lợi suất dốc lên là cơ hội để vàng bứt phá và các thị trường khác như hàng hóa và cổ phiếu điều chỉnh giảm.
Nguyên nhân thứ hai nữa là kỳ vọng lạm phát đang tăng trở lại. Mặc dù giá vàng cũng được hưởng lợi, nhưng nhóm các sản phẩm hàng hóa sẽ cực kỳ ưa thích môi trường lạm phát tăng và một vài nhóm ngành cổ phiếu. Giải thích cho đà tăng kéo dài từ quý III/2019 cho tới nửa đầu năm 2020 cũng chính là lợi suất dốc lên, nhưng độ dốc thực tế đã xuất hiện từ tháng 8/2020 được dẫn dắt bởi trái phiếu kỳ hạn dài. Tất cả đều mang hàm ý rằng kỳ vọng lạm phát đang gia tăng.
Với những gì chính phủ Hoa Kỳ và Fed đã làm cũng như có kế hoạch thực hiện, xu hướng tăng với tốc độ nhanh của kỳ vọng lạm phát là điều không khó hiểu. Đặc biệt hơn nữa, Tổng thống đắc cử Biden đã đề xuất một gói kích thích mới với quy mô 1.9 nghìn tỷ dollar Mỹ, và ai cũng biết rằng gói chi tiêu này sẽ được theo sau bởi một dự luật cơ sở hạ tầng có thể sẽ tiêu tốn từ 1 đến 2 nghìn tỷ dollar chi bổ sung. Ngoài ra, những tuyên bố từ Fed cho thấy rằng bây giờ không phải là lúc để nói về việc giảm chính sách nới lỏng tiền tệ và sẽ không có bất kỳ sự thắt chặt nào cho đến khi xảy ra lạm phát không mong muốn.
Fed có thể cố gắng ngăn chặn những dấu hiệu thể hiện lạm phát đang gia tăng bằng cách cố gắng kiểm soát đường cong lợi suất, nói cách khác, bằng cách tăng cường mua các trái phiếu kho bạc lâu năm với mục đích giảm lợi suất ở cuối đường cong. Tuy nhiên, điều đó sẽ dẫn đến việc tạo ra nhiều tiền hơn từ con số không trong nỗ lực giải quyết vấn đề gây ra bởi việc tạo ra quá nhiều tiền từ con số không. Ngay cả theo các tiêu chuẩn riêng của Fed, điều này sẽ phản tác dụng.
Điểm mấu chốt là nỗi lo sợ lạm phát sẽ xảy ra trước khi nỗi sợ "deflation" xuất hiện.