Đình công sản xuất tại Úc tạm lắng, giá khí đốt châu Âu giảm mạnh

Đình công sản xuất tại Úc tạm lắng, giá khí đốt châu Âu giảm mạnh

Nguyễn Mai Vinh

Nguyễn Mai Vinh

Junior Analyst

18:03 24/08/2023

Giá khí đốt tự nhiên ở châu Âu giảm nhờ vào dấu hiệu cho thấy tranh chấp lao động tại nhà máy xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng lớn nhất nước Úc sắp được giải quyết, làm giảm bớt lo ngại về một trong ba cuộc đình công có thể xảy ra tại quốc gia xuất khẩu trọng điểm.

Giá hợp đồng tương lai khí đốt giảm tới 21% vào thứ Năm, mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 3/2022, sau đó hồi phục nhẹ khi các công đoàn đại diện cho công nhân tại hai cơ sở khác ở Úc bỏ phiếu ủng hộ đình công, mặc dù các cuộc đình công không chắc chắn sẽ diễn ra.

Giá khí đốt biến động mạnh trong tháng này khi giới đầu tư chờ đợi kết quả của các mối đe dọa từ hoạt động công nghiệp, điều có thể ảnh hưởng đến 1/10 nguồn cung LNG toàn cầu, có thời điểm giá tăng tới 40% trước rủi ro.

Các công đoàn đại diện cho công nhân tại North West Shelf LNG thuộc Woodside Energy Group đang xem xét một “đề xuất mạnh mẽ” từ công ty sau nhiều cuộc đàm phán kéo dài đến tối thứ Tư. Thông tin chi tiết về thỏa thuận sẽ được công bố trong cuộc họp hôm nay, Offshore Alliance, nhóm đại diện cho hai công đoàn cho biết.

“Tất cả các dấu hiệu tại thời điểm này đều hứa hẹn rằng hành động đình công ở Tây Bắc sẽ tránh được,” ING cho biết trong một ghi chú hôm thứ Năm.

Việc giải quyết tranh chấp sẽ giảm bớt một số căng thẳng mà thị trường phải đối mặt. Châu Âu, vẫn đang hồi phục sau cuộc khủng hoảng năng lượng tồi tệ vào năm ngoái, vẫn rất nhạy cảm trước rủi ro gián đoạn nguồn cung. Ngay cả khi có trữ lượng dồi dào, khu vực này vẫn cần nguồn cung LNG liên tục từ thị trường toàn cầu. Bất kỳ gián đoạn kéo dài nào đến từ Úc, nơi cung cấp cho châu Á, đều có nguy cơ khiến LNG của Mỹ hoặc Qatar rời khỏi châu Âu.

Các kho dự trữ tại châu Âu đã đầy trước khi mùa đông bắt đầu và nhu cầu sử dụng cho công nghiệp suy yếu, lục địa này hiện vẫn đang được cung cấp đầy đủ.

Ngay cả khi thỏa thuận đạt được với Woodside, các cuộc đàm phán với Chevron về tranh chấp với công nhân tại hai cơ sở LNG Úc vẫn diễn ra. Điều này khiến 24.5 triệu tấn nguồn cung hàng năm gặp rủi ro, tương đương khoảng 5% nguồn cung LNG toàn cầu.

Các công đoàn vào hôm nay đã bỏ phiếu tán thành cuộc đình công tại các cơ sở khí đốt tự nhiên hóa lỏng Gorgon và Wheatstone Downstream của Chevron nếu công ty không đưa ra lời đề nghị phù hợp trong quá trình đàm phán, Offshore Alliance cho biết trong một tuyên bố. Cuộc bỏ phiếu vẫn chưa được hoàn thành cho đến ngày 28/8 tại Wheatstone.

Leo Kabouche, nhà phân tích tại Energy Aspects London, cho biết: “Thị trường vẫn chưa thoát khỏi khó khăn”. “Dao động giá có thể sẽ tiếp diễn cho đến khi có thông tin rõ ràng hơn về tình hình tại Chevron”.

Hợp đồng tương lai tháng tới khí đốt TTF giảm 12%, xuống 32.55 EUR/MWh.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Giá vàng hôm nay 13/09: Vàng thế giới tăng vọt lên 2,560 USD/ounce sau động thái của ECB, vàng SJC "đứng yên"
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Giá vàng hôm nay 13/09: Vàng thế giới tăng vọt lên 2,560 USD/ounce sau động thái của ECB, vàng SJC "đứng yên"

Giá vàng thế giới lập đỉnh mới, trong khi vàng SJC tiếp tục duy trì ổn định. Động thái nới lỏng chính sách tiền tệ của ECB và kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất thúc đẩy giá vàng, trong khi chứng khoán Mỹ tăng điểm và USD suy yếu trên thị trường ngoại hối.
Giá vàng hôm nay 12/09: Vàng thế giới giảm nhẹ còn 2,513 USD/ounce sau báo cáo CPI Mỹ, vàng SJC tiếp tục "ngủ yên"
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Giá vàng hôm nay 12/09: Vàng thế giới giảm nhẹ còn 2,513 USD/ounce sau báo cáo CPI Mỹ, vàng SJC tiếp tục "ngủ yên"

Giá vàng thế giới giảm nhẹ xuống 2,513.4 USD/ounce, trong khi vàng SJC tiếp tục giữ ổn định. Dữ liệu lạm phát trái chiều khiến thị trường điều chỉnh kỳ vọng về chính sách tiền tệ của Fed. Chứng khoán Mỹ tăng mạnh, dẫn đầu bởi cổ phiếu công nghệ, trong khi đồng USD cũng mạnh lên sau thông tin này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ