Định giá cao ngất ngưỡng đang bắt đầu nếm trải vị đắng của lãi suất thực
Đức Nguyễn
FX Strategist
Đầu tuần này, giới đầu tư không có quá nhiều thông tin gì với thị trường, ngoại trừ hành động giá và suy nghĩ của chính họ. Vài ngày tới, ta sẽ có số liệu lạm phát, chủ tịch Powell điều trần, vài buổi đấu giá trái phiếu và bắt đầu mùa báo cáo tài chính. Nhưng thứ Hai, ta thấy được tâm lý, và chỉ tâm lý.
Dù nhu cầu đã trở lại trên thị trường trái phiếu, kỳ vọng lãi suất dài hạn tiếp tục tăng cao và đạt đỉnh mới. Đây là phần đáng lo nhất cho thị trường tài chính, nhưng nó còn có thể cao tới mức nào nữa? Đó là câu hỏi ai cũng muốn biết.
Tin tốt là tốc độ tăng của lợi suất (cả danh nghĩa và thực) đã bắt đầu suy yếu, cho thấy rằng xu hướng bán tháo đang bắt đầu hụt hơi. Dù tỷ lệ thất nghiệp giảm, lợi suất 10 năm vẫn tiếp tục tăng trên 5bp. Trong khi đó, một số người đang trả giá lợi suất ở mức 1.8%, một chút hy vọng rằng lợi suất sẽ ngừng tăng.
Tuần trước là tuần thứ 24 mà cả lợi suất danh nghĩa và lợi suất thực 10 năm tăng ít nhất 20bp, kể từ khi trái phiếu chống lạm phát (TIPS) được phát hành lần đầu năm 1997. So sánh với các lần khác đưa ra kết quả khá thú vị. Dù tâm lý bullish hoàn toàn chiếm hữu, USDJPY chỉ tăng khoảng 0.42% trong tuần, thậm chí còn giảm trong phiên Á đầu tiên. Đây là tuần tệ thứ tư của cặp tiền khi lợi suất tăng cao như vậy, và cũng không bất ngờ gì khi USDJPY chật vật đầu tuần này.
Trong khi đó, chỉ số S&P 500, vốn thường khá ổn định mỗi khi lợi suất đang tăng vọt, giảm 1.87% tuần trước, mức giảm tệ thứ 6 trong nhóm. Với việc định giá cổ phiếu đã lên cao ngất ngưỡng nhờ các cổ phiếu công nghệ, chứng khoán chật vật là điều dễ hiểu. Nếu ta xét riêng từng cổ phiếu của S&P 500, có thể thấy một mối quan hệ rất rõ: hệ số P/E so với kỳ vọng lợi nhuận 2022 càng cao, cổ phiếu giảm càng nhiều trong tuần trước.
Đa phần các cổ phiếu meme đều có lợi nhuận âm cùng vốn hóa hàng chục đến hàng trăm tỷ, và sẽ thuộc các nhóm có P/E thấp nhất. Định giá của chúng cũng thuộc hàng cao nhất; và cũng dễ hiểu khi những cổ phiếu này bị đạp mạnh trong tuần trước.
Quay trở lại với USDJPY, đây là một chỉ báo rất rõ ràng rằng khi các yếu tố cơ bản, biến động và vị thế gặp nhau, cái nào đến cuối sẽ chiếm chỗ cái đến đầu. Những ai đã giao dịch FX lâu năm đều gặp trường hợp thiết lập chiến lược giao dịch rất chỉn chu, tuy nhiên lại bị tâm lý thái quá và lượng vị thế lớn vùi dập.
Và điều đó cũng tương tự với các cổ phiếu đầu cơ và tiền điện tử, nhiều người thiếu kinh nghiệm trong việc xử lý đóng vị thế hàng loạt và hạn chế rủi ro.
Việc lợi suất có giữ được mức 1.8% hay không, và trong bao nhiêu lâu, sẽ rất đáng chú ý. Đây không phải là tín hiệu tốt cho hợp đồng Eurodollar tháng 12/2024, vốn đang bị bán tháo mạnh trước kỳ vọng lợi suất tăng vọt.
Điều khiến tất cả mọi thứ khá thú vị là hiếm khi thị trường gặp áp lực đóng vị thế hàng loạt đầu năm mới; đây thường là lúc dòng tiền đổ vào các nhóm có lợi.
Chắc chắn là ai đó đã làm thế trước cơn hỗn loạn định giá nhờ tiền rẻ. Tuy nhiên, USDJPY là một ví dụ rõ ràng về việc người chơi chịu thêm rủi ro, và ngay lập tức sấp mặt.
Tin tốt là vẫn còn 30bp nữa trước khi dot plot của Fed được định giá hoàn toàn vào thị trường Eurodollar.
Trong tháng Năm năm ngoái, báo cáo CPI ghi nhận mức tăng đột biến trở thành điểm bước ngoặt cho trái phiếu, bắt đầu một đợt lợi suất suy yếu. Có lẽ tuần này sẽ có một xúc tác như vậy. Liệu chủ tịch Powell có trấn an được giới đầu tư hay không sẽ rất đáng xem, đặc biệt khi lạm phát đang gây ảnh hưởng rất nhiều, tới cả nhà sản xuất và người tiêu dùng.
Trên đồ thị ngày, thị trường đã bắt đầu chuyển sang quá bán. Ở các khung thời gian lâu hơn, động lực vẫn đang giảm dần. Đây có thể là tín hiệu những gì xảy ra lúc này vẫn chưa phải tất cả.
Bloomberg