Định hướng chính sách: Công cụ hỗ trợ hay nhiễu loạn thị trường?
Đức Nguyễn
FX Strategist
Liệu các ngân hàng trung ương có nên giữ nguyên định hướng chính sách của mình giữa tình hình lạm phát cao và thị trường biến động mạnh?
Theo thống đốc ngân hàng trung ương Tây Ban Nha kiêm thành viên hội đồng thống đốc ECB Pablo Hernandez de Cos, ECB có lẽ sẽ không tìm thấy nhiều tác dụng của định hướng chính sách. Họ bắt đầu sử dụng công cụ này từ năm 2013 sau khủng hoảng nợ Eurozone. Khi nguyên chủ tịch Mario Draghi đưa lãi suất về âm, lạm phát lại không hề tăng, còn biến động thị trường gần như bằng 0. Có vẻ như một rủi ro đuôi để kiểm tra định hướng của họ hầu như không thể xảy ra.
Tuy nhiên, 2022 khác hoàn toàn với 2013, với định hướng của ECB đã bị kiểm tra sau mọi cuộc họp, nếu không nói là hàng tuần. Ví dụ, trong tháng Mười Hai, chủ tịch Christine Lagarde loại bỏ khả năng tăng lãi suất trong năm nay. Tuy nhiên, tới đầu tháng Hai, rõ ràng là định hướng của bà không thể kéo dài lâu, và ECB lại đập đi xây lại. Sang đến tháng Năm, thị trường đang kỳ vọng tối thiểu 3 lần tăng lãi suất.
Sự mỉa mai của định hướng chính sách là thị trường không cần đến nó như các ngân hàng trung ương, kể cả là Fed, những người nghĩ rằng giới đầu tư cần được cầm tay chỉ việc. Từ cuối năm ngoái, thị trường đã bắt đầu định giá ECB tăng lãi suất trong năm 2022. Khi lạm phát nóng lên không ngừng, niềm tin đó ngày càng được củng cố.
Fed có lẽ là ngân hàng trung ương ta nghĩ tới đầu tiên khi nói về định hướng chính sách, nhưng điều này cũng gây nhiều vấn đề. Dựa quá nhiều vào những thông điệp này đồng nghĩa với việc Fed mất thời gian truyền đạt quan điểm của mình trước, thay vì dập lửa ngay lập tức. Và đáng tiếc là nó chỉ có tác dụng một chiều. Khi đại dịch bắt đầu gây lo ngại vào tháng 1/2020, Fed không hề nói gì đến ảnh hưởng tới lãi suất. Và rồi họ phải hạ lãi suất về gần 0 trong tháng Ba, một nước đi thị trường đã định giá từ trước.
Bloomberg