Đô la Mỹ suy yếu và triển vọng phục hồi của thị trường tiền tệ
Đô la Mỹ điều chỉnh mạnh vào phiên Á sáng nay, trong khi các đồng tiền rủi ro tăng giá do các nhà đầu tư trông chờ vào sự phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch Covid–19, bỏ qua những dự báo tiêu cực và sự leo thang của căng thẳng Mỹ - Trung.
Trong diễn biến tâm lý Bullish đêm qua, AUD (vốn nhạy cảm với rủi ro) đã thoát khỏi vùng giá trong suốt 2 tháng qua và AUD/USD đạt mốc cao nhất trong vòng 10 tuần tại 0.6616. Kiwi cũng đạt mức cao nhất trong vòng 10 ngày tại 0.6157 và triển vọng tăng giá vẫn còn tiếp tục.
“Tôi nghĩ là chúng sẽ tiếp tục tăng”, nhà phân tích Imre Speizer của Westpac FX cho biết.
Ông nói: “Đây là một đợt tăng giá mạnh mẽ, và nó sẽ còn tiếp tục. Xu hướng tăng rất rõ ràng cho cổ phiếu và tiền tệ hầu như chạy theo cổ phiếu, dù sự tăng giá không mạnh mẽ như vậy.”
Chỉ số S&P500 đã tăng 35% so với mức thấp từ hồi tháng 3 và Aussie cũng đã tăng 20% kể từ thời điểm đó.
Cả Aussie và Kiwi đều có những điều chỉnh vào buổi sáng, nhưng đều là các biến động nhẹ trong phiên sáng nay.
Chỉ số PMI của Nhật Bản vào hôm nay cho thấy hoạt động sản xuất có sự sụt giảm vào tháng 5.
Đêm qua, các trader giải mã các phát biểu trong cuộc họp của Cục dự trữ liên bang Mỹ vào tháng Tư liên quan những triển vọng kinh tế suy yếu, xem đây như báo hiệu nhiều gói kích thích có thể xảy ra, từ đó đã đẩy giá cổ phiếu tăng mạnh hơn.
“Hầu như ở mọi nơi, các nhà hoạch định chính sách đều nhấn mạnh rằng mọi nguồn lực cần có để phục hồi kinh tế đều sẽ được đáp ứng,” theo nhà phân tích của ANZ vào hôm nay cho hay.
Đồng Euro đạt mức cao nhất trong vòng 3 tuần, đồng franc Thụy Sỹ cũng đạt mốc cao nhất trong 2 tuần và đồng nhân dân tệ cũng tăng lên mốc cao nhất trong vòng 1 tuần trở lại đây. Các thị trường tiền tệ mới nổi cũng tăng mạnh.
Ở phiên Á, Euro đóng cửa ngay dưới mức 1.0975 và USD tăng lên so với JPY tới mức 107.68.
Đồng nhân dân tệ duy trì ổn định ở mức 7.1067 tại các giao dịch nước ngoài, ngay cả khi căng thẳng thương mại giữa Trung Quốc và Úc bắt đầu sục sôi; và sau khi Hoa Kỳ để mắt tới việc xử lý virus Corona của Bắc Kinh vào thứ 4.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đã so sánh số tiền 2 tỷ đô la mà Trung Quốc cam kết sử dụng để chống lại đại dịch là “hạt cát trên sa mạc” so với những tổn thất mà Trung Quốc đã gây ra trên toàn thế giới.
Một trường hợp ngoại lệ khi đồng đô la trở nên yếu đi là bảng Anh, do vẫn chịu áp lực của sau dữ liệu lạm phát tăng thêm những nghi ngờ về việc Ngân hàng Trung ương Anh sẽ cắt giảm lãi suất dưới mốc 0.
“Những cuộc tranh luận về lãi suất âm vẫn tiếp tục”, theo Kit Juckes, chiến lược gia vĩ mô của công ty Societe Generale.
“Đồng Bảng Anh mất giá đến thảm thương!”, ông cho biết. “Khả năng short GBP/JPY cao hơn so với EUR/JPY và thậm chí khả năng short GBP/AUD còn cao hơn nữa, trong bối tâm lý risk–on chiếm ưu thế và giá hàng hóa sẽ tăng cao hơn."