Đô la Úc giảm do dữ liệu CPI làm giảm sức nóng của cuộc họp RBA vào tuần tới

Đô la Úc giảm do dữ liệu CPI làm giảm sức nóng của cuộc họp RBA vào tuần tới

Bùi Diệu Linh

Bùi Diệu Linh

Junior Analyst

09:33 27/07/2022

Đồng đô la Úc và lợi suất TPCP Úc giảm xuống sau khi CPI giảm thấp hơn kỳ vọng nhằm giảm bớt áp lực tăng lãi suất từ ​​RBA.

Australian Dollar Drops on Soft CPI that Takes the Heat Out of RBA Meeting Next Week

Đồng đô la Úc dao động quanh mức 0.6950 mặc dù đô la Mỹ mạnh lên so với các đồng tiền lớn khác trước thềm cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang vào cuối ngày hôm nay. Thị trường đang dự đoán một đợt tăng lãi suất 75 bps.

Đối với AUD/USD, RBA được chú ý cho cuộc họp của họ vào thứ Ba tuần sau (2/8). Thị trường đang định giá mức tăng 50 bps sẽ diễn ra, mặc dù kỳ vọng đã giảm nhẹ sau khi dữ liệu CPI được công bố.

Lợi suất TPCP Khối thịnh vượng chung Úc (ACGB) kỳ hạn 3 và 10 năm đã giảm xuống. Lợi suất TPCP kỳ hạn 3 năm giảm 14 bp xuống mức 2.99%, trong khi kỳ hạn 10 năm thấp hơn 8 bp ở mức 3.30%. ASX 200 đã thu hẹp đà giảm để được giao dịch quanh mức 6800.

Dữ liệu CPI của ngày hôm nay đã cho RBA thời gian để điều chỉnh quyết định tăng lãi suất, chẳng hạn hiện tại đã được điều chỉnh từ mức 100 bp mà NHTW Canada dự tính vào đầu tháng.

Vùng lãi suất mục tiêu để RBA hướng tới đang được hỗ trợ bởi thị trường lao động rất chặt chẽ và các số liệu thương mại lành mạnh. Tỷ lệ thất nghiệp tháng 6 ở mức 3.5% so với dự báo 3.8% và 3.9% trước đó. Thặng dư thương mại gần đây nhất ở 15.96 tỷ AUD trong tháng 5, đây là một bước đột phá lớn so với mức 10.85 tỷ AUD được dự đoán.
Trong khi cuộc chiến chống lạm phát đã được hiểu rõ ràng, triển vọng tăng trưởng toàn cầu vẫn còn hơi mờ mịt. Việc các NHTW toàn cầu tăng lãi suất, chiến tranh Ukraine và triển vọng kinh tế Trung Quốc chậm chạp đều đang đè nặng lên tâm lý toàn cầu.

Những rủi ro này đã được nhấn mạnh chỉ qua một đêm với cảnh báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) về việc tăng trưởng toàn cầu đang chậm lại.

Doanh số bán lẻ, dữ liệu PPI và dữ liệu phê duyệt xây dựng sẽ được công bố trước cuộc họp chính sách tiền tệ của RBA vào thứ Ba tới.

BIỂU ĐỒ TỶ GIÁ AUD/USD, LỢI SUẤT TPCP ÚC KỲ HẠN 3 NĂM - 10 NĂM

AUDUSD CHART

DailyFX

Broker listing

Cùng chuyên mục

Cơ quan quản lý và bài toán kiểm soát rủi ro ngân hàng: Lỗ hổng đáng báo động
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Cơ quan quản lý và bài toán kiểm soát rủi ro ngân hàng: Lỗ hổng đáng báo động

Có thể thấu hiểu được tâm thế của các cơ quan quản lý ngân hàng khi họ đang dần lùi bước trước sức ép mạnh mẽ từ ngành tài chính. Họ đang dần từ bỏ nỗ lực yêu cầu những ngân hàng lớn nhất tăng cường vốn chủ sở hữu để tài trợ cho tài sản của mình. Quả thật, trong suốt một năm rưỡi qua, chúng ta chưa chứng kiến bất kỳ biến cố tài chính đáng kể nào. Hơn nữa, các ngân hàng cũng liên tục khẳng định rằng họ đã có dư dả vốn để đối phó với mọi tình huống.
Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!

Kamala Harris đã giành chiến thắng trong cuộc tranh luận tổng thống với Trump. Harris nổi bật với tầm nhìn hướng tới tương lai, nhấn mạnh các chủ đề như quyền phá thai, pháp quyền và chính sách đối ngoại liên quan đến chiến tranh ở Ukraine và Gaza. Ngược lại, Trump tập trung vào chỉ trích chính quyền hiện tại mà không đưa ra kế hoạch hay sáng kiến cụ thể.
Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?

Sau cuộc họp FOMC, Fed đã bắt đầu "bước ngoặt chính sách" bằng việc cắt giảm lãi suất 50 bps, dự kiến tiếp tục nới lỏng trong năm 2024 - 2026, song thị trường cần thận trọng theo dõi các chỉ báo quan trọng như XRT, DBC, DBA và diễn biến của USD để đánh giá triển vọng kinh tế vĩ mô và xu hướng thị trường tài chính.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ