Đối với BOJ, -2% hiện nay là con số quan trọng nhất

Đối với BOJ, -2% hiện nay là con số quan trọng nhất

Ngô Văn Thịnh

Ngô Văn Thịnh

Economic Analyst

10:35 12/05/2021

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã dành nhiều năm tập trung vào mục tiêu lạm phát 2%. Tuy nhiên, đối với thị trường chứng khoán Nhật Bản, -2% có thể là con số quan trọng hơn.

BOJ hiện có vẻ tập trung vào thị trường chứng khoán nhiều hơn là lạm phát
BOJ hiện có vẻ tập trung vào thị trường chứng khoán nhiều hơn là lạm phát

Diễn biến thị trường chứng khoán Nhật Bản ngày hôm qua có vẻ là thời điểm hoàn hảo để ngân hàng trung ương bắt đầu với chương trình mua ETF của mình. Vào tháng 3, BOJ cho biết họ sẽ không sử dụng chính sách mua tài sản thường xuyên nữa, nhưng nhấn mạnh rằng họ sẽ mua mạnh hơn “trong thời gian thị trường bất ổn tăng cao”.

Nhưng chúng ta lại không thấy ngân hàng trung ương có bất kỳ hành động nào, mặc dù chỉ số Topix giảm 1.98% trong phiên giao dịch buổi sáng. Với việc ngân hàng trung ương chỉ mua một lần kể từ khi thay đổi chính sách gần đây - sau khi thị trường giảm 2.2% vào ngày 21 tháng 4 - tất cả các chỉ báo đều cho thấy mức giảm 2% với chỉ số Topix hiện là lý do để ngân hàng trung ương can thiệp vào thị trường.

Sự sụt giảm với mức độ như vậy là rất hiếm, khi Topix giảm nhiều như vậy vào buổi sáng chỉ 2 lần trong 12 tháng qua. Các thị trường Nhật Bản có thể phải thoải mái với ý tưởng rằng chương trình mua ETF của BOJ có thể sẽ khó đạt được, tương tự như mục tiêu lạm phát 2%.

Gearoid Reidy, Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!

Kamala Harris đã giành chiến thắng trong cuộc tranh luận tổng thống với Trump. Harris nổi bật với tầm nhìn hướng tới tương lai, nhấn mạnh các chủ đề như quyền phá thai, pháp quyền và chính sách đối ngoại liên quan đến chiến tranh ở Ukraine và Gaza. Ngược lại, Trump tập trung vào chỉ trích chính quyền hiện tại mà không đưa ra kế hoạch hay sáng kiến cụ thể.
Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?

Sau cuộc họp FOMC, Fed đã bắt đầu "bước ngoặt chính sách" bằng việc cắt giảm lãi suất 50 bps, dự kiến tiếp tục nới lỏng trong năm 2024 - 2026, song thị trường cần thận trọng theo dõi các chỉ báo quan trọng như XRT, DBC, DBA và diễn biến của USD để đánh giá triển vọng kinh tế vĩ mô và xu hướng thị trường tài chính.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ