Dollar sẽ giảm mạnh bởi tăng trưởng suy giảm và vấn đề thâm hụt kép: Tầm nhìn 2020
Dollar, forex, DXY
Đồng Dollar sẽ khó giữ vững ngôi vị tăng giá vượt bậc khi bước sang năm 2020, do tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc thời gian qua của Mỹ sẽ tan biến và tạo ra thâm hụt kép kéo dài, kéo theo sự mất giá của đồng bạc xanh. Một cuộc bầu cử Tổng thống sóng gió sẽ càng tạo thêm gánh nặng lên đà suy giảm này.
• Thời kỳ tăng trưởng vượt trội của Mỹ sẽ chấm dứt. Trong khi các tín hiệu lạc quan cho nền kinh tế toàn cầu đang dần xuất hiện, thì Hoa Kỳ được dự báo sẽ trải qua hai năm tồi tệ nhất kể từ cuộc suy thoái 2008-2009.
• Như được định nghĩa bởi lý thuyết “Đồng Dollar cười” (Dollar-smile), yếu tố trên sẽ làm suy yếu đồng tiền của Mỹ. Đồng Dollar thường giảm khi chỉ số PMI sản xuất toàn cầu về đáy, trong đó thế giới từng chứng kiến sự sụt giảm thường niên lên tới hai chữ số mà Chỉ số Đô la ICE đã trải qua trong những năm 1980.
• Chính sách tiền tệ sẽ là yếu tố cản trở khác, trong bối cảnh Cục Dự trữ Liên bang (Fed) có quan điểm bất cân xứng. Tuyên bố sau cuộc họp ngày 11/12 cho thấy rõ ràng Fed sẵn sàng quay lại với việc nới lỏng nếu dữ liệu xấu đi. Sự chần chừ trong quyết định tăng lãi suất cũng đồng nghĩa rằng Fed có thể sẽ phớt lờ bất kỳ sự gia tăng lạm phát nào.
• Bên cạnh đó, các chính sách của Fed có sự vượt trội hơn rất nhiều so với hầu hết NHTW lớn khác, điều này thậm chí sẽ cho phép các kỳ vọng cắt giảm lãi suất tác động mạnh mẽ đến đồng Dollar hơn so với trước đây. Các ngân hàng trung ương khối G-10 do đó sẽ khó có thể theo kịp với Mỹ trong việc cắt giảm lãi suất của Mỹ từ đây.
• Cuộc bầu cử năm tới sẽ có thêm lý do để Fed đứng bên lề nếu nền kinh tế tập hợp đủ động lực.
• Dollar Index (DXY) đã tăng 42% so với đáy năm 2011, gần với mức tăng 50% trong khoảng thời gian 1995-2002
• Các nghiên cứu tương tự lập luận rằng đồng Dollar đã gần đến cuối thời kỳ tăng giá vào thời điểm hiện tại (mức đỉnh hiện nay dường như đã được thiết lập vào cuối năm 2016), thay vì ở chỉ ở lưng chừng đâu đó.
• Điều đó đặc biệt chính xác nếu xét đến sự tăng vọt của Dollar trong thập niên 90, khi Fed tăng lãi suất sau loạt cắt giảm trước đó, trong khi năm 2020 có thể chỉ thấy sự tạm dừng trong chính sách được kéo dài.
• Những gánh nặng kinh tế và chính sách sẽ khiến đồng Dollar trở nên dễ tổn thương với vấn đề thâm hụt kép.
• Thuế quan chưa giúp Mỹ thu hẹp thâm hụt tài khoản vãng lai, trong khi mất cân đối tài khóa tiếp tục gia tăng, góp phần thúc đẩy tình hình vốn không bền vững càng trở nên bấp bênh.
• Dòng tiền của các danh mục đầu tư toàn cầu đang có xu hướng ít tích cực hơn đối với Hoa Kỳ và thuận lợi hơn cho khu vực Eurozone. Điều này xảy ra ngay trước cả khi Christine Lagarde nỗ lực thúc đẩy các chính phủ thuộc Liên minh Châu Âu cùng hướng tới chính sách kích thích tài khóa mà có thể thúc đẩy tăng trưởng toàn khối tăng lên một khi nền kinh tế Mỹ chậm lại.
• Rủi ro lớn nhất trong đánh giá này là nếu sự phục hồi tăng trưởng toàn cầu vẫn chưa tìm thấy lối đi, trong khi nền kinh tế Mỹ tiếp tục vượt trội so với các các nước đã phát triển khác. Kịch bản như vậy sẽ giữ cho dòng vốn tiếp tục chảy vào tài sản liên quan đến Dollar, như đã diễn ra trong năm 2019.
• Bất kỳ sự leo thang trở lại nào của căng thẳng thương mại Mỹ - Trung sẽ hỗ trợ đồng Dollar bằng cách thúc đẩy dòng vốn chảy vào tài sản trú ẩn. Tuy nhiên đà tăng của DXY khi đó có thể bị hạn chế bởi việc Fed có áp lực tiến tới nới lỏng hơn nữa, hoặc sự hoài nghi về việc liệu Trung Quốc có cắt giảm bớt trạng thái nắm giữ TPCP Mỹ để trả đũa hay không.
• Trong bối cảnh FED sẽ “ngồi ngoài”, thì ông Trump và đối thủ Đảng Dân chủ được đề cử là Elizabeth Warren đều ủng hộ một đồng Dollar mất giá.
• Đồng bạc xanh có thể đã kết thúc đà tăng mà nó duy trì trong vòng 5 năm qua. Thời điểm chín muồi cho xu hướng giá thấp hơn là năm 2020, khi bối cảnh tăng trưởng thay đổi và vấn đề thâm hụt quay trở lại.
(Dịch và tổng hợp từ quan điểm chuyên gia của Bloomberg, bởi Giang Nguyen)