Dòng chảy các quỹ ETF có tác động như thế nào đến giá vàng?

Dòng chảy các quỹ ETF có tác động như thế nào đến giá vàng?

14:15 26/07/2021

Vàng đang có xu hướng có mức giảm hàng năm lớn nhất kể từ năm 2015 và điều tồi tệ nhất có thể chưa kết thúc. Các quỹ ETF vẫn đang nắm giữ một lượng lớn kim loại quý và sẵn sàng giảm nắm giữ nếu bình luận về lạm phát gia tăng của ngân hàng trung ương nghiêng về hướng "hawkish" .

Dòng chảy các quỹ ETF có tác động như thế nào đến giá vàng?
Dòng chảy các quỹ ETF có tác động như thế nào đến giá vàng?
  •  Sau khi tăng vào quý cuối năm ngoái do lo ngại về tác động đến kinh tế của vi-rút và chính sách tiền tệ nới lỏng, vàng đã giảm hơn 5% vào năm 2021. Điều đó sẽ khiến một số người ngạc nhiên, vì lợi suất thực trái phiếu 10 năm của Hoa Kỳ - đôi khi được coi như một động lực cơ bản - ít thay đổi so với cùng kỳ.
  • Lời giải thích có thể được tìm thấy khi quan sát dòng chảy của các quỹ ETF vàng. Tỷ lệ mua vào của các quỹ đã giảm 6.4% trong năm nay, hướng tới đợt giảm đầu tiên kể từ năm 2015 (có lẽ không phải ngẫu nhiên).
  • Có hai lý do khiến điều này trở thành một yếu tố rất đáng lo ngại đối với phe "bò": thứ nhất, các quỹ ETF vẫn đang nắm giữ lượng nắm giữ lượng vàng lớn so với dữ liệu trong lịch sử - có nghĩa là khả năng vàng tiếp tục bị bán ra vẫn còn. Thứ hai, dòng chảy của các quỹ này này có tác động lớn đến giá vàng.
  •  Các quỹ ETF vàng đã đạt kỷ lục khi nắm giữ gần 3,500 tấn trong tháng 10. Và mặc dù khối lượng nắm giữ giảm dần sau đó, chúng vẫn tăng so với mức trung bình 10 năm là khoảng 2,200 tấn.
  • Và các động thái của quỹ ETF có tác động tới hướng của giá vàng. Kể từ năm 2004, tỷ lệ nắm giữ ròng trong các quỹ được Bloomberg theo dõi đã tăng lên khi giá hàng năm tăng và ngược lại. Hai dữ liệu này chỉ đi ngược chiều vào năm 2018.

  • Một lý do giải thích cho sự thay đổi tâm lý đối với các nhà đầu tư vàng là, dù các ngân hàng trung ương có bắt đầu thắt chặt chính sách trong thời gian tới hay không, thì xu hướng chung vẫn là sự thay đổi dần từ "dovish" sang "hawkish". Định hướng chung khá quan trọng do nó đặt ra câu chuyện trong đó các nhà đầu tư quyết định có nên đầu tư vào kim loại phi lợi suất hay không. 
  • Tuy nhiên, các ngân hàng trung ương cũng đưa ra một phần phản bác. Như Eddie Spence đã chỉ ra gần đây, họ đang mua vàng trên tài khoản của chính mình như một biện pháp phòng ngừa bằng đồng đô la. Brazil, Serbia, Thái Lan và Hungary cũng có động thái tương tự. 
  • Mặt khác, nhu cầu tiêu dùng tương đối yếu ở Ấn Độ và Trung Quốc có thể là một yếu tố gây áp lực lên kim loại quý và điều đó có lẽ quan trọng hơn khi thời kỳ nhu cầu quan trọng theo mùa sắp đến.
  • Nhìn chung, vàng sẽ đối mặt với nhiều sóng gió hơn vào cuối năm và mức giảm xuống dưới 1,700 đô la vẫn có thể xảy ra.

Eddie van der Walt, Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!

Kamala Harris đã giành chiến thắng trong cuộc tranh luận tổng thống với Trump. Harris nổi bật với tầm nhìn hướng tới tương lai, nhấn mạnh các chủ đề như quyền phá thai, pháp quyền và chính sách đối ngoại liên quan đến chiến tranh ở Ukraine và Gaza. Ngược lại, Trump tập trung vào chỉ trích chính quyền hiện tại mà không đưa ra kế hoạch hay sáng kiến cụ thể.
Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?

Sau cuộc họp FOMC, Fed đã bắt đầu "bước ngoặt chính sách" bằng việc cắt giảm lãi suất 50 bps, dự kiến tiếp tục nới lỏng trong năm 2024 - 2026, song thị trường cần thận trọng theo dõi các chỉ báo quan trọng như XRT, DBC, DBA và diễn biến của USD để đánh giá triển vọng kinh tế vĩ mô và xu hướng thị trường tài chính.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ