Động lực bắt đáy tan biến; đã đến lúc chứng khoán Mỹ thoái trào?
Đức Nguyễn
FX Strategist
Trong giai đoạn chứng khoán tăng mạnh cuối năm 2018, sau mỗi lần tạo đáy là một lần bật tăng rất mạnh. Có vẻ như ai cũng đợi người khác xuống tàu để mình thế chỗ.
Những ai mà hỏi trước, mua sau thì chỉ có trong mình những câu hỏi, và không câu trả lời. Những ai dám lên tàu đều thu lời rất khá. Tại sao? Nasdaq 100 đã tăng gấp 3 lần, còn S&P 500 cũng x2 chỉ trong 3 năm. Khi tiền của bạn tăng lên với lãi suất kép khoảng 26% và 38%, ai mà chê được?
Nếu như Nasdaq, từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu cho đến khi đại dịch bùng phát, tăng nhẹ nhàng như một chiếc phản lực, thì từ sau đợt bùng dịch thứ nhất, chỉ số bay thẳng tắp như trực thăng. Thế nhưng, đà tăng đó chỉ là một sự chuẩn bị cho một pha nhảy bungee (một môn thể thao mạo hiểm, nhảy từ độ cao lớn không có dù, chỉ gắn trên người một đoạn dây, gọi là dây bungee). Câu chuyện cổ tích không thể kéo dài mãi, và có đủ cảnh báo cho những ai để ý.
Sang đến năm 2022, bỗng nhiên khẩu vị bắt đáy bốc hơi hoàn toàn. Nasdaq 100 đã giảm 20% từ đỉnh. Định giá cổ phiếu đã rẻ hơn (nhưng vẫn không hề rẻ), và những ai nhanh chóng lên tàu bắt đáy từ sau đợt sóng đầu tiên giờ đang gãi đầu và từ chối. Và với những ai chưa kịp xuống tàu, có vẻ như không có nhiều lựa chọn.
Giống như một bộ phim tự dưng chuyển dở, có vẻ như câu chuyện lúc này trên thị trường cũng không hấp dẫn tí nào. Cả cổ phiếu và trái phiếu đều có cùng một kịch bản dở ẹc. Hàng hóa thì đang phi mã, nhưng ai mà dám lên con tàu này ở thời điểm hiện tại? Và trừ khi bạn là một quỹ đầu tư hàng hóa, chắc chắn bạn sẽ không có nhiều vị thế.
Trong khi đó, bản hòa ca Fed sẽ bắt đầu ngày mai. Nếu chủ tịch Powell đi theo đúng kịch bản đã vạch ra từ rất lâu nay, cuộc đua nhảy tàu có lẽ mới chỉ bắt đầu.
Bloomberg