Động thái can thiệp thị trường ngoại hối  nhằm "cứu" đồng yên của Nhật Bản sẽ diễn ra như thế nào?

Động thái can thiệp thị trường ngoại hối nhằm "cứu" đồng yên của Nhật Bản sẽ diễn ra như thế nào?

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

09:31 27/06/2024

Chính quyền Nhật Bản đang phải đối mặt với thách thức mới nhằm chống lại sự suy yếu của đồng yên, khi các nhà giao dịch tạo áp lực bán mạnh lên đồng tiền này do kỳ vọng chênh lệch lãi suất giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ sẽ vẫn còn lớn.

Dưới đây là chi tiết về hoạt động can thiệp mua đồng yên:

Đợt can thiệp mua yên cuối cùng?
Tokyo đã chi 9.8 nghìn tỷ yên (61 tỷ USD) để can thiệp vào thị trường ngoại hối vào cuối tháng 4 và đầu tháng 5, sau khi đồng yên chạm đáy trong 34 năm - USD/JPY đạt 160.245 vào ngày 29/4.

Động thái này đã giúp USD/JPY không tăng lên mốc quan trọng 160 cho đến thứ Tư, khi đồng yên giảm xuống mức đáy trong gần 38 năm - USD/JPY đạt 160.82 - do các nhà giao dịch tiếp tục kỳ vọng vào chênh lệch lãi suất giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản.

Tại sao phải can thiệp?
Can thiệp mua yên trước đây rất hiếm. Thông thường, Bộ Tài chính Nhật Bản phải bán yên để ngăn chặn đồng tiền này tăng giá làm tổn hại đến nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu.

Tuy nhiên, sự suy yếu của đồng Yên hiện được coi là vấn đề lớn, khi các công ty Nhật Bản đã chuyển sản xuất ra nước ngoài và giờ đây nền kinh tế nước này phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu các mặt hàng từ nhiên liệu, nguyên liệu thô đến các phụ tùng máy móc.

Dấu hiệu đầu tiên trước khi Nhật Bản can thiệp là gì?
Khi chính quyền Nhật Bản tăng cường cảnh báo bằng ngôn từ rằng họ "sẵn sàng hành động dứt khoát" chống lại mọi động thái đầu cơ, đó sẽ là dấu hiệu cho thấy Nhật Bản có thể sắp can thiệp vào thị trường ngoại hối.

Động thái kiểm tra tỷ giá của BoJ - quan chức BoJ gọi điện cho các đại lý và yêu cầu báo giá mua hoặc bán đồng yên - cũng được các nhà giao dịch xem là dấu hiệu đầu tiên cho sự can thiệp.

Điều gì đã xảy ra cho đến thời điểm hiện tại?
Nhà ngoại giao tiền tệ hàng đầu của Nhật Bản Masato Kanda hôm thứ Tư cho biết rằng các nhà chức trách "rất quan ngại và đang cảnh giác cao độ" về sự sụt giảm của đồng yên, vốn được giới chức trách cho là do các nhà đầu cơ.

Ông cũng cho biết Tokyo đang "sãn sàng hành động" chống lại sự biến động quá mức trên thị trường ngoại hối, báo hiệu cho một đợt can thiệp khác.

Những lời cảnh báo đã không thể đảo ngược xu hướng của đồng yên khi USD/JPY dao động ở mức 160.68 tại phiên Á vào thứ Năm. Đồng yên cũng mất giá mạnh so với các đồng tiền khác như đồng EUR.

Khả năng can thiệp?
Các nhà chức trách cho biết họ quan tâm đến tốc độ mất giá của đồng yên chứ không phải là mức độ lao dốc hay liệu những động thái này có phải do các nhà đầu cơ chi phối, để quyết định xem có nên can thiệp vào thị trường tiền tệ hay không.

Đà leo dốc mạnh mẽ của USD/JPY lên mức quan trọng 160 đang cảnh báo thị trường về nguy cơ Nhật Bản can thiệp mua đồng yên ngày càng tăng.

Masafumi Yamamoto, chiến lược gia tại Mizuho Securities, cho biết: “Tại thời điểm này, các nhà chức trách có lẽ đang bắt đầu lo lắng không chỉ về tốc độ mà còn cả mức độ lao dốc của đồng yên. Nếu BoJ không can thiệp, USD/JPY có nguy cơ leo lên mốc 162.”

Những yếu tố thúc đẩy động thái can thiệp thị trường của BoJ?
Quyết định can thiệp thị trường ngoại hối mang tính chính trị cao. Sau đó, sự phẫn nộ của công chúng đối với đồng yên yếu và chi phí sinh hoạt tăng cao sẽ gây áp lực buộc chính quyền phải hành động. Đây là trường hợp khi Tokyo can thiệp vào năm 2022.

Thủ tướng Fumio Kishida nhận thấy cần phải ngăn chặn việc đồng Yên yếu tiếp tục đẩy chi phí sinh hoạt lên cao trong bối cảnh tỷ lệ ủng hộ của ông đang chững lại trước cuộc bầu cử vào tháng 9.

Nhưng quyết định này sẽ không dễ dàng. Hoạt động can thiệp thị trường ngoại hối rất tốn kém và khả năng thất bại rất cao, vì ngay cả việc mua yên với một lượng lớn cũng sẽ trở nên "mờ nhạt" so với 7.5 nghìn tỷ USD được giao dịch hàng ngày trên thị trường.

Hoạt động can thiệp diễn ra như thế nào?
Khi Nhật Bản can thiệp để ngăn chặn đà tăng giá của đồng yên, Bộ Tài chính sẽ phát hành tín phiếu kỳ hạn ngắn, huy động yên sau đó bán ra để làm suy yếu đồng tiền này.

Tuy nhiên, để hỗ trợ đồng yên, chính quyền phải sử dụng dự trữ ngoại hối của Nhật Bản để bán USD lấy yên.

Trong cả hai trường hợp, Bộ trưởng Tài chính sẽ ra lệnh can thiệp và BoJ sẽ thực hiện theo lệnh đó với tư cách là đại diện của Bộ.

Thách thức?
Chính quyền Nhật Bản cho rằng điều quan trọng là phải tìm kiếm sự hỗ trợ của các nước khác trong nhóm G7, đặc biệt là Hoa Kỳ, nếu sự can thiệp liên quan đến đồng USD.

Giới lãnh đạo của các quốc gia trong nhóm G7 vào tháng trước đã cảnh báo về những biến động quá mức trên thị trường ngoại hối, Nhật Bản đã coi đây là tín hiệu để can thiệp vào thị trường.

Đầu tháng này, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã bổ sung Nhật Bản vào "danh sách theo dõi" ngoại hối trong báo cáo về thị trường tiền tệ bán niên.

Mặc dù động thái này không tính đến đợt can thiệp gần nhất của Tokyo, nhưng báo cáo cho biết "Bộ tài chính Mỹ kỳ vọng rằng tại các thị trường giao dịch ngoại hối tự do, lớn, động thái can thiệp chỉ nên được thực hiện trong những trường hợp rất đặc biệt với sự tham vấn trước."

Không có gì để đảm bảo hoạt động can thiệp sẽ hiệu quả trong việc đảo ngược xu hướng giảm của đồng yên, vốn phần lớn được thúc đẩy bởi kỳ vọng lãi suất ở Nhật Bản sẽ duy trì ở mức thấp trong thời gian dài.

BoJ đã đưa ra tín hiệu rằng kế hoạch thắt chặt định lượng (QT) trong tháng 7 có thể được thực hiện mạnh mẽ hơn dự đoán của thị trường và thậm chí có thể đi kèm với việc tăng lãi suất.

Tuy nhiên, những tín hiệu "diều hâu" này đã không thể giúp đồng Yên phục hồi, vì bất kỳ sự gia tăng nào đối với lãi suất gần như bằng 0 hiện tại của BoJ sẽ vẫn khiến chi phí đi vay của Nhật Bản ở mức rất thấp.

Reuters

Broker listing

Cùng chuyên mục

Với Powell, việc cắt giảm lần đầu luôn dễ dàng; nhưng giờ đây, thử thách thực sự mới bắt đầu
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Với Powell, việc cắt giảm lần đầu luôn dễ dàng; nhưng giờ đây, thử thách thực sự mới bắt đầu

Fed đã cắt giảm lãi suất 50 bps, nhưng điều này gây hoài nghi về sức mạnh của nền kinh tế Mỹ, khi nhiều chỉ số vẫn tích cực. Sự quan tâm của Nhà Trắng đối với tình hình Trung Đông gia tăng, trong khi có nguy cơ đình công tại các cảng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Mỹ vào thời điểm quan trọng. Cùng lúc, chính trị có thể tác động đến các quyết định của Fed, khiến tình hình trở nên phức tạp hơn trước cuộc bầu cử sắp tới.
Thị trường dầu mỏ: Dấu hiệu phục hồi chữ V sau cú sốc lãi suất
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Thị trường dầu mỏ: Dấu hiệu phục hồi chữ V sau cú sốc lãi suất

Thị trường dầu mỏ đang chứng kiến sự hình thành đáy chữ V sau khi Fed thực hiện đợt cắt giảm lãi suất quyết liệt. Động thái này buộc một số quỹ phòng hộ phải từ bỏ lập trường bearish về dầu. Diễn biến này diễn ra trong bối cảnh báo cáo mới nhất từ JODI cho thấy nhu cầu dầu toàn cầu đạt mức kỷ lục, trong khi tồn kho toàn cầu suy giảm.
Fed tung đòn mạnh: Hạ lãi suất và hạ kỳ vọng
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Fed tung đòn mạnh: Hạ lãi suất và hạ kỳ vọng

Fed đã quyết định cắt giảm lãi suất quỹ liên bang 50 bps, một động thái phù hợp với kỳ vọng thị trường (xác suất của kịch bản này vượt 67% vào đầu tuần). Quyết định này khiến 104 trong số 113 chuyên gia được khảo sát bởi các hãng truyền thông tài chính hàng đầu bất ngờ. Do thị trường chưa hoàn toàn định giá mức cắt giảm mạnh mẽ này, chúng ta đã chứng kiến phản ứng thị trường dữ dội. Động thái này không chỉ phản ánh cách tiếp cận chính sách tiền tệ mới của Fed mà còn có thể dẫn đến một đợt điều chỉnh thị trường kéo dài, tiềm ẩn khả năng xáo trộn cục diện đối với USD.
Fed hạ lãi suất: Nỗ lực cuối cùng trước bờ vực suy thoái?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Fed hạ lãi suất: Nỗ lực cuối cùng trước bờ vực suy thoái?

FOMC đã đáp ứng kỳ vọng của thị trường, nhưng các nhà đầu tư nên cẩn trọng với "món quà" này. Mặc dù nguy cơ lạm phát cao đang dịu bớt, rủi ro suy thoái bắt nguồn từ thị trường lao động lại đang gia tăng. Trong cả hai kịch bản, thị trường đang chuẩn bị cho một giai đoạn biến động mạnh kéo dài trong năm 2024.
Cơ quan quản lý và bài toán kiểm soát rủi ro ngân hàng: Lỗ hổng đáng báo động
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Cơ quan quản lý và bài toán kiểm soát rủi ro ngân hàng: Lỗ hổng đáng báo động

Có thể thấu hiểu được tâm thế của các cơ quan quản lý ngân hàng khi họ đang dần lùi bước trước sức ép mạnh mẽ từ ngành tài chính. Họ đang dần từ bỏ nỗ lực yêu cầu những ngân hàng lớn nhất tăng cường vốn chủ sở hữu để tài trợ cho tài sản của mình. Quả thật, trong suốt một năm rưỡi qua, chúng ta chưa chứng kiến bất kỳ biến cố tài chính đáng kể nào. Hơn nữa, các ngân hàng cũng liên tục khẳng định rằng họ đã có dư dả vốn để đối phó với mọi tình huống.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ