Đồng USD có thể sẽ lại suy yếu trong trung hạn dựa vào kịch bản năm 2013
Ngô Văn Thịnh
Economic Analyst
Kết luận cơ bản rút ra từ các cú sốc chính sách của Fed năm 2013 và 2015 là sự bất ngờ của cuộc họp FOMC trong tháng này sẽ giúp đồng đô la tăng ~ 2.5% trong 6 tuần tới. Cả hai giai đoạn này Fed đều có chính sách dovish nhẹ, vì vậy kịch bản dự kiến là đồng dollar sẽ chuyển động ngược với xu hướng trước đó. Diễn biến năm 2013 cung cấp một hình ảnh phản chiếu rõ ràng hơn, vì vậy xu hướng đồng đô la yếu đi có thể tự trở lại một cách khá mạnh mẽ sau khi nhịp tăng ban đầu diễn ra.
Những cảnh báo quan trọng đối với quan điểm đồng USD tiếp tục suy yếu là sự phân kỳ chính sách giữa ECB và Fed và tình trạng các tài sản rủi ro toàn cầu đang ở mức rất cao có thể giúp USD tăng mạnh.
Ngày hôm nay trông giống như một hình ảnh phản chiếu của tháng 9 năm 2013 hơn là một sự lặp lại của năm 2015:
• Định giá - USD hiện được định giá quá cao ở mức độ giống như thời điểm năm 2015. Hiện tại, USD đang cao hơn 0.8 độ lệch chuẩn so với mức giá trung bình REER trong 10 năm của nó. Trước cú sốc năm 2013, USD thấp hơn 0.8 độ lệch chuẩn. Điều này có thể giúp giải thích sự tăng lên mạnh mẽ sau khi tăng giá trở lại vào năm 2014 của đồng dollar. Ngược lại, trước năm 2015, USD cao hơn 0.8 độ lệch chuẩn, đó có thể là lý do tại sao đợt tăng sau đó của USD tương đối nhỏ.
• Chu kỳ kinh tế tương đối - đánh giá theo PMI, trong khi chu kỳ dịch vụ của Hoa Kỳ hiện đang đi trước, còn sức mạnh sản xuất có vẻ tương tự như Châu Âu. Cũng có vẻ hợp lý khi kỳ vọng ngành dịch vụ của châu Âu sẽ nhanh chóng bắt kịp. Quay trở lại năm 2013, châu Âu rõ ràng là tụt hậu về cả mảng sản xuất lẫn dịch vụ, và họ cần tới 5 tháng để bắt kịp Mỹ.
Vậy khác biệt là gì?
• Chính sách tiền tệ - lần này, ECB đã tạo ra sự khác biệt. Mặc dù một quan điểm dovish bất ngờ của Fed vào tháng 9 năm 2013 có tác động trong ngắn hạn, nhưng xu hướng ôn hòa của ECB đã được tái khẳng định bởi cả định hướng chính sách của ECB vào tháng 11 và “taper” của Fed vào tháng 12.
• Cuối cùng, một rủi ro đuôi quan trọng là tâm lý ưa thích rủi ro trong G10 đã rất rõ ràng. Ví dụ, chỉ số P/E trên thị trường chứng khoán đang ở mức rất cao so với lịch sử. Do đó, bất kỳ sự gia tăng liên tục nào của lợi suất Hoa Kỳ có thể làm tổn thương các tài sản rủi ro và thúc đẩy USD.
Simon Flint, Bloomberg