Dòng vốn đang được đổ vào các quỹ trái phiếu doanh nghiệp Mỹ với tốc độ kỷ lục

Dòng vốn đang được đổ vào các quỹ trái phiếu doanh nghiệp Mỹ với tốc độ kỷ lục

Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

10:55 26/03/2024

Nhu cầu chốt lợi suất đẩy phần bù rủi ro tín dụng của trái phiếu tín dụng thấp xuống gần mức thấp nhất kể từ năm 2007.

Dòng vốn kỷ lục đã tràn vào thị trường trái phiếu doanh nghiệp Mỹ trong năm nay, khi các nhà đầu tư đổ xô chốt lợi suất cao nhất trong nhiều năm trước hàng loạt đợt cắt giảm lãi suất dự kiến của Fed.

Theo công ty theo dõi quỹ EPFR, dòng vốn đổ vào các quỹ trái phiếu doanh nghiệp đã đạt 22.8 tỷ USD tính đến thời điểm hiện tại, đánh dấu mốc khởi đầu tích cực đầu tiên kể từ năm 2019, khi 22.4 tỷ USD đã rót vào các quỹ trái phiếu doanh nghiệp.

Dòng vốn lớn đổ vào đã giúp đẩy giá lên cao và đẩy phần bù rủi ro tín dụng xuống mức thấp nhất trong hai năm. Phần lớn số tiền đã đổ vào các trái phiếu tín dụng cao, tuy nhiên một lượng vốn nhỏ cũng đã đổ vào trái phiếu tín dụng thấp có phần bù rủi ro tín dụng ở mức thấp nhất trong 26 tháng và chỉ cao hơn một chút so với mức trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007.

Mặc dù phần bù rủi ro tín dụng ở mức thấp như vậy, một số nhà đầu tư vẫn lo ngại về sức khỏe của nền kinh tế Mỹ, tình trạng khó khăn của các doanh nghiệp cũng như rủi ro vỡ nợ, đặc biệt nếu Fed không thực hiện cắt giảm lãi suất như thị trường đang kỳ vọng.

Christian Hantel, nhà quản lý danh mục đầu tư tại Vontobel, cho biết: “Có nguy cơ xu hướng này đang trở nên quá nóng và một số nhà đầu tư có thể sẽ bất chấp để tham gia thị trường”. Ông nói thêm, điều này có nghĩa là phần bù rủi ro của một số khoản tín dụng hiện đã không còn được định giá phù hợp.

Fed hôm thứ Tư đã giữ nguyên lãi suất ở mức 5.25-5.5% và lặp lại dự đoán trước đó về việc cắt giảm lãi suất 75 bps trong năm nay. Tuy nhiên, dữ liệu lạm phát dai dẳng đã khiến một số nhà đầu tư lo lắng về khả năng Fed có thể thực hiện hạ cánh mềm.

Adam Abbas, người đứng đầu bộ phận trái phiếu tại Harris Associates, cho biết: “Chúng ta có thể sẽ không hạ cánh mềm và tỷ lệ thất nghiệp có thể sẽ tăng nhanh. Tôi nghĩ sẽ có rủi ro tín dụng trong tương lai.”

Bối cảnh thị trường đầy biến động trong hai năm qua đã khiến các nhà đầu tư chọn những danh mục ít rủi ro hoặc thậm chí rút khỏi quỹ trái phiếu, khiến chi phí đi vay tăng lên, hạn chế khả năng tiếp cận nguồn vốn mới của các công ty. Tuy nhiên tín hiệu xoay trục của Fed vào tháng 12 đã tạo khiến các nhà đầu tư quay trở lại các quỹ tín dụng. Hantel cho biết: “Các nhà đầu tư đang chuyển hướng sang các danh mục rủi ro hơn”.

Các nhà quản lý quỹ cho biết dòng vốn đến từ nhiều nhà đầu tư tổ chức và bán lẻ ở cả Mỹ và nước ngoài. Lợi suất trung bình đối với trái phiếu tín dụng cao ở Mỹ hiện đang ở mức 5.4%, thấp hơn mức cao nhất gần đây vào năm 2023 là 6.4% nhưng vẫn cao hơn nhiều so với mức sau Covid.

John McClain, nhà quản lý danh mục đầu tư tại Brandywine Global Investment Management, cho biết: “Vốn đang đến từ mọi nguồn vì chúng tôi có mức lợi suất thực hấp dẫn, tín dụng và thanh khoản cao nhất”. Theo dữ liệu từ LSEG, đã có 561 tỷ USD trái phiếu tín dụng cao được phát hành từ đầu năm đến nay, mức kỷ lục kể từ năm 1990. Trái phiếu tín dụng thấp cũng được phát hành thêm 64% so với cùng kỳ năm trước, chạm mức 62 tỷ USD.

Tuy nhiên, nhu cầu của nhà đầu tư đã khiến phần bù rủi ro tín dụng của trái phiếu tín dụng cao hiện chỉ ở mức 0.92%, giảm từ mức 1.04% vào cuối tháng 12 và là mức thấp nhất kể từ tháng 1 năm 2022. Với trái phiếu tín dụng thấp, phần bù rủi ro tín dụng đã giảm từ 3.39% xuống 3.14% trong năm nay.

Andrzej Skiba, người đứng đầu bộ phận trái phiếu Bluebay US tại RBC GAM, cho biết các động thái này chứng tỏ các nhà đầu tư sợ bỏ lỡ cơ hội chốt những lợi suất này.

Các nhà phân tích cho rằng các trái phiếu tín dụng cao khó có khả năng vỡ nợ, đồng thời chất lượng của các tổ chức phát hành trái phiếu rủi ro cao đã được cải thiện. Hantel nói rằng ông chưa quá lo lắng về rủi ro tín dụng, nhưng một số giao dịch phát hành mới đang được định giá quá thấp.

Ông nói thêm, khả năng nhu cầu giảm và rủi ro tín dụng tăng trong tương lai sẽ khiến các nhà đầu tư phải phân tích tín dụng một cách chính xác, để không gặp khó khăn với việc bán trái phiếu trong tương lai.

Financial Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

Trump trở lại, danh mục đầu tư nên được điều chỉnh ra sao?
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

Trump trở lại, danh mục đầu tư nên được điều chỉnh ra sao?

Thị trường tài chính đối mặt với nhiều bất ổn khi chính quyền Trump tái thiết lập các chính sách kinh tế đầy thách thức, buộc nhà đầu tư phải tìm kiếm chiến lược phù hợp. Trong bối cảnh rủi ro lạm phát và cơ hội thị trường đan xen, việc cân bằng giữa phòng ngừa rủi ro và tối ưu hóa lợi nhuận dài hạn trở nên cấp thiết.
Donald Trump và bài toán chuyển giao quyền lực: Phô diễn hay tránh né trách nhiệm?
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Donald Trump và bài toán chuyển giao quyền lực: Phô diễn hay tránh né trách nhiệm?

Quá trình chuyển giao quyền lực của Trump đối mặt với nhiều quyết định khó khăn, đặc biệt là trong các vấn đề ngân sách và đối ngoại. Mặc dù ông đã xây dựng một chiến lược tranh cử mạnh mẽ, nhưng hiện tại chưa rõ ông sẽ thực hiện những chính sách này như thế nào khi nắm quyền.
Đâu là điều mà tân Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ cần ưu tiên?
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

Đâu là điều mà tân Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ cần ưu tiên?

Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ thực chất là giám đốc tài chính quốc gia, đồng thời là cố vấn kinh tế chính của Tổng thống. Vai trò của Bộ trưởng bao gồm việc đề xuất và thực hiện chính sách tài khóa, trong đó có việc quản lý nợ công. Với bối cảnh thâm hụt ngân sách hàng nghìn tỷ USD và khoản nợ công hiện tại lên tới 36 nghìn tỷ USD, nhiều người cho rằng nhiệm vụ quan trọng nhất của Bộ trưởng là quản lý khoản nợ khổng lồ này. Tuy nhiên, có một nhiệm vụ khác còn quan trọng hơn: khẳng định rõ ràng rằng việc duy trì đồng USD mạnh vẫn là lợi ích tối cao của Hoa Kỳ.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ