Yên Nhật đã sụt giảm giá trị so với các đồng tiền chính khác vào phiên giao dịch thứ Ba. Đây là ngày mà sự biến động của thị trường toàn cầu đã dần hạ nhiệt với đà phục hồi nhẹ các cổ phiếu ngành ngân hàng trong bối cảnh ảnh hưởng từ vụ việc của Ngân hàng Silicon Valley Bank (SBV) vẫn chưa kết thúc. Tại Phố Wall, chỉ số S&P 500 và Nasdaq 100 lần lượt tăng 1.68% và 2.14%.
Chỉ số VIX (đo lường độ biến động của S&P 500) đảo chiều giảm tới 10.45% và ám chỉ rằng giai đoạn tồi tệ nhất có thể đã qua. Lợi suất Trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn dưới 2 năm tăng cao hơn khi các nhà giao dịch bắt đầu đánh giá lại khả năng một đợt cắt giảm lãi suất có thể xảy ra vào cuối năm nay do sự sụp đổ của SBV. Thị trường dự đoán mức tăng lợi suất thêm 30bps trong sáu tháng tới.
Ngoài ra, hành động ''diều hâu'' hơn đến từ Fed sẽ làm giảm sức hấp dẫn của JPY so với USD. Về vấn đề này, mặc dù lạm phát toàn phần của Hoa Kỳ đi đúng với dự kiến nhưng lạm phát cơ bản m/m đã tăng cao trở lại. Điều này đã đặt Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ vào một vị thế khó khăn, nhất là với tình hình kinh tế hiện nay,
Với thị trường châu Á - Thái Bình Dương hôm thứ Tư, Chỉ số Sản xuất công nghiệp và Dữ liệu Doanh số bán lẻ từ Trung Quốc sẽ tiếp tục gây ra biến động. Đồng thời, nếu thị trường tiếp tục ổn định hơn trong thời gian tới, kỳ vọng về lộ trình tăng lãi suất của Fed sẽ tích cực trở lại. Đó có thể là yếu tố giúp USD/JPY tăng cao hơn.
Phân tích kỹ thuật tỷ giá USD/JPY
Trên biểu đồ ngày, USD/JPY đã không thể phá vỡ xuống dưới đường SMA 50 ngày. Đây có thể coi là một ngưỡng hỗ trợ quan trọng. Mô hình ''Golden Cross'' (khi đường SMA 20 ngày cắt lên đường SMA 50 ngày) vẫn giúp duy trì đà tăng. Giá cũng đang nằm trên mức Fibonacci 23.6% tại 133.05. Nếu lên cao hơn, USD/JPY có thể tiếp cận mức cao từ đầu tháng Ba. Mặt khác, đà giảm trở lại sẽ khiến giá tiến gần đến mức thấp nhất trong tháng Hai.
Biểu đồ ngày tỷ giá USD/JPY