Dữ liệu lạm phát được công bố hôm nay có thể khiến Ngân hàng Nhật Bản đau đầu tại cuộc họp chính sách tiền tệ vào thứ Tư tuần này. Chỉ số PPI y/y vào cuối tháng 12 đạt 10.5%, cao hơn mức dự báo 9.5% và 9.7% của dữ liệu trước đó. Chỉ số PPI m/m cho tháng 12 là 0.5%, cao hơn mức 0.3% dự đoán và 0.8% của dữ liệu trước đó.
Từ góc độ vĩ mô, chỉ số giá sản xuất đi lên mang đến một vấn đề nan giải đối với các công ty Nhật Bản khi chi phí đầu vào tăng cao. Họ có thể đem chi phí này vào sản phẩm - làm tăng CPI, hoặc họ có thể tự mình chịu tác động này và đối mặt với việc giảm tỷ suất lợi nhuận.
Giới đầu cơ đang nghiêng về khả năng thắt chặt tiền tệ từ BoJ khi họ dần từ bỏ chính sách ''siêu nới lỏng''.
Vào tháng 12, BoJ đã thay đổi chương trình kiểm soát đường cong lợi suất (YCC) bằng cách cho phép lợi suất Trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Nhật Bản dao động trong khoảng 0.5 điểm phần trăm từ mức mục tiêu 0%, so với mức dao động chỉ 0.25 điểm phần trăm trước đó.
Một động thái cứng rắn từ Ngân hàng Nhật Bản vào thứ Tư có thể khiến đồng Yên tăng giá hơn nữa.
Chỉ số CPI Nhật Bản cho tháng 12 sẽ được công bố vào thứ Sáu và một cuộc khảo sát từ Bloomberg đang dự đoán con số này sẽ cùng mức với chỉ số CPI toàn phần của Tokyo được đưa ra vào tuần trước là 4%.
Phân tích kỹ thuật tỷ giá USD/JPY
USD/JPY một lần nữa phá vỡ ngưỡng hỗ trợ vào tuần trước khi xu hướng giá vẫn nằm trong kênh xu hướng giảm.
Đợt giảm giá gần đây đã phá vỡ dải dưới đường SMA 21 ngày của chỉ báo Bollinger. Điều này chỉ ra rằng xu hướng hiện tại vẫn đang diễn ra.
Việc giá đóng cửa lại bên trong dải có thể báo hiệu sự tạm dừng trong xu hướng giảm giá hoặc mang tới một khả năng đảo chiều.
Các ngưỡng hỗ trợ có thể ở mức 127.46 và 126.36. Các ngưỡng kháng cự có thể nằm ở mức 129.51, 130.40, 130.57, 131.26 và 131.35