Đồng Yên “trên con sóng dữ” khi áp lực bán tăng cao nhất 17 năm, hướng tới kiểm định mốc 152

Đồng Yên “trên con sóng dữ” khi áp lực bán tăng cao nhất 17 năm, hướng tới kiểm định mốc 152

Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

09:33 08/04/2024

Niềm tin đồng Yên giảm giá đang lên cao chưa từng thấy trong 17 năm qua, đẩy đồng tiền này gần đến ngưỡng “chí tử” có thể khiến Nhật Bản phải cân nhắc "can thiệp".

Theo dữ liệu mới nhất từ Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai (CFTC), vị thế bán ròng đồng Yên do các quỹ đầu cơ và nhà quản lý tài sản nắm giữ đã tăng lên 148,388 hợp đồng trong cuối tuần ngày 02/04, mức cao nhất kể từ tháng 01/2007.

Những đợt bán khống gia tăng bất chấp những cảnh báo liên tục từ các quan chức về đà trượt giá của đồng Yên. Điều này cho thấy niềm tin của nhà đầu tư rằng đồng Yên vẫn có thể giảm sâu hơn nữa do chênh lệch lãi suất lớn giữa Nhật Bản và Mỹ.

Marito Ueda, Giám đốc bộ phận nghiên cứu thị trường tại SBI Liquidity Market, nhận định: "Tôi không nghĩ các chỉ số kinh tế hoặc thậm chí cả tuyên bố từ quan chức BoJ sẽ đủ để khiến họ chuyển sang mua Yên trở lại. Đồng Yên vẫn có thể bị bán tháo thêm và có thể Chính phủ Nhật Bản sẽ phải hành động."

Niềm tin đồng Yên giảm giá đang lên cao chưa từng thấy trong 17 năm qua

Đồng Yên đang ở gần mức thấp nhất trong 34 năm, cho thấy việc BoJ tăng lãi suất lần đầu tiên sau 17 năm không mấy ảnh hưởng đến tình hình chung của thị trường do Fed chi phối. USD/JPY sideway quanh mức 151.7 vào lúc 9:46 sáng thứ Hai tại Tokyo.

Sự suy yếu của đồng Yên đã khiến các quan chức Nhật Bản đưa ra nhiều cảnh báo về việc can thiệp nhằm ngăn chặn đà giảm sâu của đồng nội tệ. Đây là một rủi ro đáng chú ý trên thị trường ngoại hối bởi đồng Yên vẫn là một trong những đồng tiền được giao dịch nhiều nhất trên thế giới.

Dữ liệu lạm phát của Mỹ dự kiến công bố vào thứ Tư được coi là yếu tố có thể tác động mạnh đến đồng Yên. Bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy lạm phát ở Mỹ vẫn chưa hạ nhiệt đều có thể củng cố niềm tin rằng Fed sẽ không vội vàng trong việc cắt giảm lãi suất, qua đó tiếp tục tăng sức ép lên đồng Yên.

Theo Koji Fukaya, chuyên gia tại Market Risk Advisory Co. ở Tokyo, việc bán khống đồng Yên gia tăng do dự đoán chênh lệch lãi suất giữa Mỹ và Nhật Bản sẽ còn kéo dài và đẩy USD/JPY lên mức cao nhất trong nhiều thập kỷ.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Trump trở lại, danh mục đầu tư nên được điều chỉnh ra sao?
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

Trump trở lại, danh mục đầu tư nên được điều chỉnh ra sao?

Thị trường tài chính đối mặt với nhiều bất ổn khi chính quyền Trump tái thiết lập các chính sách kinh tế đầy thách thức, buộc nhà đầu tư phải tìm kiếm chiến lược phù hợp. Trong bối cảnh rủi ro lạm phát và cơ hội thị trường đan xen, việc cân bằng giữa phòng ngừa rủi ro và tối ưu hóa lợi nhuận dài hạn trở nên cấp thiết.
Donald Trump và bài toán chuyển giao quyền lực: Phô diễn hay tránh né trách nhiệm?
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Donald Trump và bài toán chuyển giao quyền lực: Phô diễn hay tránh né trách nhiệm?

Quá trình chuyển giao quyền lực của Trump đối mặt với nhiều quyết định khó khăn, đặc biệt là trong các vấn đề ngân sách và đối ngoại. Mặc dù ông đã xây dựng một chiến lược tranh cử mạnh mẽ, nhưng hiện tại chưa rõ ông sẽ thực hiện những chính sách này như thế nào khi nắm quyền.
Đâu là điều mà tân Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ cần ưu tiên?
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

Đâu là điều mà tân Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ cần ưu tiên?

Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ thực chất là giám đốc tài chính quốc gia, đồng thời là cố vấn kinh tế chính của Tổng thống. Vai trò của Bộ trưởng bao gồm việc đề xuất và thực hiện chính sách tài khóa, trong đó có việc quản lý nợ công. Với bối cảnh thâm hụt ngân sách hàng nghìn tỷ USD và khoản nợ công hiện tại lên tới 36 nghìn tỷ USD, nhiều người cho rằng nhiệm vụ quan trọng nhất của Bộ trưởng là quản lý khoản nợ khổng lồ này. Tuy nhiên, có một nhiệm vụ khác còn quan trọng hơn: khẳng định rõ ràng rằng việc duy trì đồng USD mạnh vẫn là lợi ích tối cao của Hoa Kỳ.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ